7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Yêu cầu công bố thông tin trên báo cáo thường niên
1.2.3.1. Khái niệm, phân loại công bố thông tin
Khái niệm công bố thông tin
Theo Sổ tay công bố thông tin cho công ty niêm yết của HNX thì “ cơng bố thơng tin được hiểu là phương thức thực hiện quy trình minh bạch của doanh nghiệp nhằm đảm bảo các cổ đơng và cơng chúng đầu tư có thể tiếp cận thơng tin một cách cơng bằng”.
Phân loại công bố thông tin
- Phân loại cơng bố thơng tin theo tính chất định kỳ hoặc bất thường
Công bố thông tin định kỳ: Các loại thông tin công bố định kỳ thường là BCTC năm, BCTC bán niên (nếu có), báo cáo thường niên, báo cáo tình hình quản trị cơng ty, họp đại hội cổ đơng, chào bán chứng khốn và tiến độ sử dụng vốn thu được từ chào bán.
Công bố thông tin bất thường: Công bố thông tin bất thường trong các trường hợp như tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong toả; Tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động; và công bố thông tin bất thường khác.
- Phân loại cơng bố thơng tin theo tính chất bắt buộc hoặc tự nguyện
Công bố thông tin bắt buộc: Các công ty niêm yết bắt buộc phải công bố theo qui định của các văn bản pháp luật của một quốc gia.
Công bố thông tin tự nguyện: Công ty niêm yết tự nguyện cơng bố để nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của cơng ty mà các thông tin này không bắt buộc phải công bố theo qui định. Việc công bố thông tin tự nguyện nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng.
BCTN là yêu cầu bắt buộc phải công bố đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn, mỗi quốc gia có quy định khác nhau về cách thức lập và công bố BCTN. Thông thường BCTN sẽ nằm trong hệ thống các báo cáo mà doanh nghiệp niêm yết phải công bố, điều này sẽ giúp cho người sử dụng thơng tin có thể dễ dàng trong sử dụng các báo cáo cũng như tra cứu các thông tin theo hệ thống các báo cáo.
Thị trường chứng khoán Mỹ
Báo cáo hàng năm theo mẫu 10-K (phụ lục 1)
Mẫu 10-K là bản tóm tắt tồn diện tình hình tài chính, tình hình hoạt động của cơng ty trong năm tài chính. Các cơng ty phải có nghĩa vụ lập và nộp cho SEC đồng thời công bố cho các cổ đông của công ty trong đại hội cổ đông hàng năm. Nội dung mẫu 10-K được thiết kế theo điều 13 và 15(d) của Luật chứng khoán năm 1934 đã được sửa đổi và phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập được chấp thuận.
Báo cáo quý theo mẫu 10-Q (phụ lục 1)
Tương tự như mẫu 10-K, mẫu 10-Q (hay còn gọi với tên gọi khác là 10Q) cũng được thiết kế theo điều 13 và 15d của Luật chứng khoán năm 1934 đã được sửa đổi, là một bảng báo cáo DN phải lập nhằm phản ánh tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh trong 3 tháng qua, đồng thời so sánh kết quả giữa quý hiện tại với quý vừa qua, giữa quý này năm nay với quý này năm trước. Mẫu 10-Q trình bày những nội dung tương tự mẫu 10-K, tuy nhiên nhìn chung thơng tin sẽ ít chi tiết hơn và các BCTC khơng bắt buộc phải được kiểm toán.
Báo cáo hiện hành “Current report” theo mẫu 8-K (phụ lục 1)
Các cơng ty niêm yết có nghĩa vụ lập, nộp và cơng bố báo cáo hiện hành theo mẫu 8- K cho SEC và các cổ đông của công ty khi phát sinh các sự kiện bất thường có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình ra quyết định của nhà đầu tư như phá sản, M&A, bầu hoặc bãi nhiệm Giám đốc, thay đổi chính sách kế tốn,….trong vịng 4 ngày làm việc kể từ lúc phát sinh các sự kiện này. Tương tự như mẫu 10-K và mẫu 10-Q, mẫu 8-K cũng được thiết kế theo điều 13 và 15d của Luật chứng khoán năm 1934 đã được sửa đổi.
Ngoài việc chấp hành các nguyên tắc về công bố thông tin trên, các công ty niêm yết trên TTCK Mỹ cịn có những ràng buộc chặt chẽ trong việc cơng bố thơng tin, đó là họ cịn phải chịu sự kiểm sốt từ phía nhà đầu tư. Chẳng hạn, các công ty muốn phát hành cổ phiếu ra công chúng với số lượng cổ đông lớn, họ phải lập và nộp bản thông cáo phát hành. Các nhà đầu tư có quyền khởi kiện cơng ty nếu như cơng ty cơng bố bất cứ điều gì sai sự thật trong bản thông cáo phát hành.
Thị trường chứng khốn Việt Nam
Hiện tại việc cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn Việt Nam được quy định chi tiết trong Thông tư 52/2012/TT-BTC, Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK. Hệ thống các báo cáo mà doanh nghiệp niêm yết phải công bố bao gồm: BCTC năm, BCTC bán niên và BCTC quý. Ngoài ra cịn có các báo cáo khác như Báo cáo thường niên, Báo cáo tình hình quản trị cơng ty. Các hình thức cơng bố thơng tin bao gồm công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường và công bố thơng tin bất thường. Trong đó báo cáo thường niên là u cầu phải cơng bố đối với công ty đại chúng. Báo cáo thường niên được lập và công bố chậm nhất là 20 ngày sau khi cơng bố BCTC năm được kiểm tốn. Việc công bố thông tin phải được thực hiện trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của công ty đại chúng, phương tiện công bố thông tin của UBCKNN, SGDCK (trường hợp là tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch) và lưu trữ bằng văn bản và dữ liệu điện tử ít nhất 10 năm tiếp theo tại trụ sở chính của cơng ty để nhà đầu tư tham khảo. Thơng tin tài chính trong Báo cáo thường niên phải phù hợp với BCTC đã kiểm toán.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
BCTN là công cụ quan trọng cung cấp thơng tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua một năm hoạt động cũng như thông tin về chiến lược kinh doanh giúp cho đối tượng sử dụng thơng tin có cơ sở đưa ra các quyết định kinh tế hiệu quả. Đồng thời BCTN còn được xem như là một cơng cụ quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp tới công chúng. Xây dựng hệ thống BCTN với nội dung thông tin đầy đủ, phong phú và trình bày đẹp ấn tượng sẽ thu hút sự quan tâm của các đối tượng như nhà đầu tư, nhà cung cấp vốn,…
Tại Việt Nam quy định về BCTN chính thức được áp dụng từ năm 2007 và đang trong quá trình hồn thiện về nội dung cũng như hình thức với kinh nghiệm từ các nước phát triển như Mỹ và các nước có điều kiện tương đồng như Trung Quốc, Hồng Kông nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin của các đối tượng sử dụng thông tin trên TTCK. Đo lường chất lượng thơng tin trình bày trên BCTN theo các tiêu chuẩn đặc điểm định tính của thơng tin tài chính hữu ích là cần thiết để giúp cho các doanh nghiệp cũng như các bên liên quan đánh giá được những thông tin được cung cấp. Trên cơ sở lý thuyết về BCTN, thơng tin tài chính hữu ích và kế thừa các nghiên cứu trước đây, tác giả tiếp tục mở rộng nghiên cứu về công bố thông tin cho hệ thống BCTN của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam, với ngành được lựa chọn nghiên cứu là ngành Thủy sản, một trong những ngành có đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế của đất nước nhưng trong những năm gần đây đang gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THƠNG TIN TRÌNH BÀY TRÊN BCTN CỦA CÁC CƠNG TY THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM