7. Kết cấu của luận văn
2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các công ty ngành thủy sản niêm yết trên
trên TTCK Việt Nam
Các công ty thủy sản niêm yết khá sớm trên TTCK và có kinh nghiệm hàng chục năm trong ngành sản xuất và chế biến thủy sản xuất khẩu. Điều này đồng nghĩa rằng các cơng ty này đã có hàng chục năm mở rộng và chinh phục thị trường, đã trải qua giai đoạn khởi đầu. Mỗi cơng ty đều có thị phần nhất định trong thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, sản phẩm của công ty đã được thị trường chấp nhận và tên tuổi đã trở nên quen thuộc với thị trường trong ngành và TTCK.
Bảng 2.1: Thông tin chung về các công ty Thủy sản niêm yết trên TTCK VN
STT Mã chứng khoán Năm thàn h lập Năm niêm yết Vốn điều lệ ban đầu (tỷ đồng) Vốn điều lệ hiện nay (tỷ đồng) Ghi chú
1 AAM 2002 2009 81 126.36 Chuyển đổi từ XN chế
biến nông sản thực phẩm Cần Thơ. Bắt đầu xuất khẩu thủy sản sang Liên Xô và Đông Âu những năm 1980.
2 ABT 2003 2006 33 141.07 Chuyển đổi từ DNNN
Đông lạnh và xuất khẩu thủy sản Bến Tre, bắt đầu hoạt động xuất khẩu từ năm 1993.
3 ACL 2003 2007 90 183.99 Xuất phát từ các thành viên gia đình ni cá tra, cá basa theo mơ hình cơng
nghiệp của tỉnh An Giang năm 1986
4 AGF 2001 2002 43.9 255.54 Chuyển đổi từ DNNN
XNK thủy sản An Giang (1995)
5 ANV 2006 2007 660 660 Chuyển đổi từ công ty
TNHH Nam Việt (1993), chức năng chính là xây dựng dân dụng và công nghiệp. Năm 2000 mới bắt đầu đầu tư sang lĩnh vực thủy sản.
6 ATA 2007 2009 100 120 Tiền thân là Công ty
TNHH Tuấn Anh (2000), chuyên chăn nuôi cá bè. 7 AVF 2004 2010 50 433.38 Công ty Cổ phần Việt An
ra đời trên cơ sở tiền thân công ty là Công ty TNHH
ANGIANG – BASA
(2004). Đến tháng 12 năm 2004, công ty được đổi tên thành Công ty TNHH VIỆT AN.
8 BLF 2006 2008 50 50 Chuyển đổi từ Công ty
TNHH thủy sản Bạc Liêu (2001).
9 CMX 2005 2010 65 132.21 Tiền thân của Xí nghiệp đơng lạnh Cà Mau (1977) là một Xí nghiệp chế biến thủy sản đầu tiên của tỉnh
Minh Hải (nay là tỉnh Cà Mau) và đứng thứ 25 của ngành thủy sản Việt Nam với công suất ban đầu là 600 tấn/năm.
10 FMC 2003 2006 60 130 Tiền thân là Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (1996)
11 HVG 2007 2009 600 1,319.99 Tiền thân là Công ty TNHH Hùng Vương (2003)
12 ICF 1999 2006 118 128.07 Chính thức đi vào sản xuất chế biến năm 2003.
13 LAF 1995 2000 3.5 133.89 Tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 1985 - trực thuộc UBND tỉnh Long An.
14 MPC 2006 2006 700 700 Tiền thân là DNTN Minh Phú (1992)
15 NGC 2005 2008 10 12 Tiền thân là XNCB thủy
sản Ngô Quyền (1994)
16 SJ1 2000 2006 20 55.83 Tiền thân là XN mặt hàng
mới (1988)
17 TS4 2001 2002 15 161.6 Tiền thân là XN thủy sản đông lạnh 4 (1993)
18 VHC 2007 2007 300 616.02 Chuyển đổi từ Cơng ty TNHH Vĩnh Hồn(1997) 19 VNH 2007 2010 80.2 80.2 Tiền thân là Công ty
Nhật (2000).
20 VTF 2002 2010 8.1 418.13 Thành lập và hoạt động từ 21/11/2002.
Nguồn: cafef.vn
Đặc trưng của ngành Thủy sản đòi hỏi nguồn vốn lưu động lớn, trong khi nguồn vốn của các doanh nghiệp còn hạn chế nên hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn nhằm đáp ứng đủ vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngành Thủy sản có chỉ số nợ vay khá cao so với các ngành khác chỉ đứng sau một số ngành như ngân hàng, bất động sản, xây dựng, ngành thép. Do đó bài tốn tìm nguồn vốn ln đặt ra các doanh nghiệp ngành Thủy sản, TTCK chính là một kênh huy động vốn dồi dào.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính theo nhóm ngành Tổng nợ/ Tổng nợ/ Tổng vốn Tổng nợ/ VCSH LNTT/ DTT LNST / DTT ROA ROE Bất động sản 61% 174% 28% 21% 4% 12% Cao su 39% 69% 20% 16% 11% 18% Chứng khoán 33% 50% 40% 32% 4% 5%
Công nghệ viễn thông 50% 108% 8% 7% 9% 19%
Dịch vụ - Du lịch 39% 69% 14% 10% 5% 10%
Dược / Y tế/ Hóa chất 56% 129% 8% 6% 9% 21%
Giáo dục 41% 70% 5% 4% 3% 5%
Khoáng sản 60% 151% 3% 3% 3% 9%
Điện/ Khí/ Gas 38% 65% 20% 16% 19% 34%
Ngân hàng - Bảo hiểm 91% 981% 16% 12% 1% 11%
Ngành Thép 72% 256% 1% 0% 0% 1%
Nhóm dầu khí 58% 155% 7% 5% 4% 10%
Nhựa – Bao bì 47% 88% 9% 7% 10% 18%
Sản xuất – kinh doanh 50% 104% 6% 5% 4% 9%
Thực phẩm 41% 84% 16% 13% 11% 22%
Thủy sản 64% 203% 3% 2% 3% 9%
Vận tải/ Cảng/ Taxi 55% 132% 5% 3% 3% 6%
Vật liệu xây dựng 73% 276% 0% 0% 0% -1%
Xây dựng 75% 358% -1% -2% -1% -4%
Nguồn: cophieu68.vn
Các cơng ty ngành Thủy sản nói chung và các công ty thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức. Theo nhận định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), thị trường thủy sản thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là khi nền kinh tế tồn cầu chưa thực sự thốt khỏi khủng hoảng. Bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU trở nên khó khăn hơn khi quy định chống đánh bắt thủy sản trái phêp (IUU) bắt đầu thực hiện từ năm 2010, gây khó khăn cho người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU. Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ India, Thái Lan, Indonexia, Phillipin đang đầu tư mạnh mẽ trong việc mở rộng sản lượng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, tạo dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng thủy sản nhằm củng cố và phát triển thị phần tại một số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khó khăn lớn nhất cho xuất khẩu thủy sản chủ yếu vẫn là xu hướng bảo hộ thương mại, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai dự luật nông nghiệp Farmbill 2008, trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ Cục quản lý Thực phẩm và Dược Hoa Kỳ (USFDA) sang Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) quản lý, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải đứng trước khó khăn về thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu một số mặt hàng vẫn chưa đưa về mức 0%. Hiện nay, hầu hết các nhà
máy chế biến thủy sản chỉ hoạt động được khoảng 40% công suất do thiếu nguyên liệu chế biến. Số nhà máy chế biến hải sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực nuôi trồng, khai thác trong nước có hạn, cạnh tranh trở nên gay gắt. Để giải quyết việc thiếu nguyên liệu nhiều doanh nghiệp đã tăng cường nhập khẩu nguyên liệu từ các nước, nhưng đây chỉ là giải pháp trước mắt. Hơn nữa, có thể nói đến một số khó khăn đáng kể khác như tình trạng con giống (cho nuôi trồng thủy sản) không đảm bảo, chất lượng thấp. Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất và vùng chế biến. Ngoài ra, những yếu kém trong khâu tiếp thị và thiếu đội ngũ các nhà quản lý và lao động có trình độ cũng là khó khăn đối với ngành thủy sản.
Độ lớn của thị trường thủy sản vẫn tiếp tục mở rộng. Các đối thủ tham gia vào thị trường đang tăng lên. Cuộc chiến tranh giá cả giữa các đối thủ diễn ra gay gắt hơn thể hiện qua các vụ kiện về chống bán phá giá. Thêm vào đó, dù ít hay nhiều, các quốc gia khác đang cố gắng quảng bá thương hiệu cho ngành thủy sản của mình đến các khách hàng trên toàn thế giới.
Như vậy, cơ hội và thách thức đối với ngành Thủy sản nói chung và đối với các cơng ty Thủy sản niêm yết trên TTCK nói riêng là ngang nhau. Hội nhập và cạnh tranh là xu thế tất yếu mà tất cả các doanh nghiệp trong ngành phải thực hiện. Trong bối cảnh đó tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là cần thiết và rất quan trọng, TTCK chính là một kênh huy động vốn cho doanh nghiệp và đây cũng là một kênh quảng bá hình ảnh thương hiệu của cơng ty tới cơng chúng trong và ngồi nước từ đó góp phần gia tăng giá trị doanh nghiệp. BCTN đóng vai trị quan trọng trong quá trình cung cấp thơng tin của doanh nghiệp tới các đối tượng quan tâm.