So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá chất lượng thông tin trình bày trên báo cáo thường niên của các công ty thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 74 - 78)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực trạng chất lượng thơng tin trình bày trên BCTN của các công ty thủy

2.3.3. So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu này kế thừa phương pháp đo lường chất lượng thông tin sử dụng trong nghiên cứu của Beest và Braam (2013) với các điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy nhiều điểm tương đồng cũng như khác biệt so với nghiên cứu gốc.

So sánh kết quả nghiên cứu với nghiên cứu của Beest và Braam (2013)

- Trong nghiên cứu của Beest và Braam (2013) sử dụng hệ số Krippendorff

alpha với mức chấp nhận từ 0.7 trở lên và kết quả của các tác giả là 0.85. Nghiên cứu của tác giả sau khi loại các mục hỏi không đảm bảo hệ số tương

quan biến tổng lớn hơn 0.3 thì các mục hỏi cịn lại có hệ số Cronbach Alpha là 0.868.

- Số lượng các nhân tố được rút trích trong hai nghiên cứu là như nhau ba thành phần được rút trích. Tuy nhiên tổng số mục hỏi được rút trích trong nghiên cứu này là 14 mục hỏi còn trong nghiên cứu của Beest và Braam (2013) là 12 mục hỏi.

- Vị trí các mục hỏi có sự khác biệt khá rõ rệt:

Nhóm nhân tố thứ nhất trong nghiên cứu của Beest và Braam (2013)

bao gồm các mục hỏi phản ánh đặc điểm thích hợp, trình bày trung thực và dễ hiểu trong khi nhóm nhân tố thứ nhất của nghiên cứu này bao gồm các mục hỏi liên quan đặc điểm chất lượng thích hợp và khả năng so sánh.

Nhóm nhân tố thứ hai trong nghiên cứu của Beest và Braam (2013) bao

gồm trình bày trung thực và dễ hiểu thì trong nghiên cứu này kết quả của nhóm nhân tố thứ hai là thích hợp và trình bày trung thực.

Nhóm nhân tố thứ ba trong nghiên cứu của Beest và Braam (2013) bao

gồm dễ hiểu và khả năng so sánh thì trong nghiên cứu này nhóm nhân tố thứ ba bao gồm các mục hỏi liên quan đặc điểm chất lượng thích hợp, khả năng so sánh và dễ hiểu.

Thơng tin là thích hợp khi thơng tin đó cung cấp các so sánh (so sánh với ngành/ đối thủ cạnh tranh) ngoài các mục hỏi đo lường đặc điểm thích hợp đưa ra lúc đầu . Điều này hàm ý rằng thơng tin cơng bố trên BCTN là thích hợp khi được so sánh với thơng tin của ngành nghề và đối thủ cạnh tranh. Môi trường kinh doanh của ngành Thủy sản chứa đựng các rủi ro đặc thù cũng như các cơ hội tiềm năng do đó sự kết hợp giữa các thơng tin phản ánh nội dung về cơ hội kinh doanh, rủi ro, tương lai và phân tích dịng tiền kết hợp với thông tin so sánh trong ngành sẽ là căn cứ để đánh giá chất lượng thơng tin trên khía cạnh thích hợp cho việc ra các quyết định.

Đặc điểm môi trường pháp lý ở Việt Nam là mang tính qui chuẩn, các văn bản ban hành theo hướng nguyên tắc (principle) nên tính tuân thủ khá cao. Các doanh nghiệp phải thuyết minh về các chính sách kế tốn sử dụng và việc lựa chọn các ước tính kế

tốn trên thuyết minh BCTC. Hiện nay theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam khi ghi nhận các khoản mục BCTC chủ yếu là sử dụng giá gốc ngoại trừ một số khoản mục như nợ tiềm tàng hay công cụ tài chính (tài sản tài chính/ nợ phải trả tài chính). Việc sử dụng giá gốc trong việc xác định giá trị các yếu tố của báo cáo tài chính dường như khơng phản ánh đúng giá trị của các khoản mục trên BCTC vì mơi trường kinh doanh biến động các rủi ro tài chính xảy ra khi đó ghi nhận ban đầu theo giá gốc sẽ không thể hiện đúng giá trị của các yếu tố BCTC. Theo quy định trong bản dự thảo chuẩn mực chung cơ sở để xác định giá trị các yếu tố của BCTC gồm: giá gốc, giá hiện hành, giá trị có thể thực hiện được, giá trị hiện tại. Căn cứ để xác định giá trị được áp dụng phổ biến nhất khi lập và trình bày BCTC là giá gốc và thường được kết hợp với các căn cứ khác để xác định giá trị. Hiện nay các công ty đã và đang hướng đến việc sử dụng GTHL trong ghi nhận các khoản mục BCTC tuy nhiên cơ sở và phương pháp xác định giá trị hợp lý chưa có hướng dẫn cụ thể nên các cơng ty đa phần vẫn chủ yếu sử dụng giá gốc ngoại trừ cơng cụ tài chính. Do đặc điểm của các doanh nghiệp Thủy sản Việt Nam chủ yếu hoạt động kinh doanh hướng đến xuất khẩu ra thị trường nước ngồi. Do đó việc sử dụng tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính ngày càng nhiều và việc sử dụng giá trị hợp lý cũng nhiều hơn. Tuy nhiên các rủi ro tài chính mà các doanh nghiệp Thủy sản phải đối mặt cũng ngày càng tăng. Do vậy nhóm nhân tố thứ hai bao gồm F1, F3 và R1, R3 là hoàn toàn phù hợp với thực tế khi muốn đánh giá thông tin trên BCTC là trung thực hay không phải xét thêm tới cơ sở ghi nhận giá trị và các rủi ro ảnh hưởng tới giá trị ghi nhận ban đầu.

Theo định nghĩa nêu ra trong bản dự thảo chuẩn mực chung đưa ra thông tin dễ hiểu là việc thơng tin được phân loại và trình bày đặc trưng một cách rõ ràng và chính xác. Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng phải có sự kết hợp của các thơng tin bắt đầu từ sứ mạng và chiến lược được thực hiện và kết quả thể hiện ở những con số. Để truyền đạt những kết quả đến người nhận thông tin tốt nhất thì việc sử dụng các bảng biểu, chỉ tiêu và tỷ số tài chính là cần thiết. Như vậy nhóm nhân tố bao gồm các thơng tin thích hợp, khả năng so sánh và dễ hiểu là hoàn toàn phù hợp với quy định và thực tế của Việt Nam và ngành Thủy sản.

Việc áp dụng các đặc điểm định tính cơ bản và các đặc điểm định tính nâng cao cũng được nêu khá chi tiết trong bản dự thảo chuẩn mực chung – Khuôn khổ của việc lập, trình bày báo cáo tài chính của Việt Nam. Thơng tin chỉ hữu ích khi đồng thời vừa

thích hợp và vừa trung thực và thơng tin hợp nhất có thể được trình bày trung thực. Các đặc điểm định tính nâng cao phải được tối đa đến mức có thể. Nâng cao các đặc điểm định tính theo từng đặc điểm hay theo nhóm hoặc khơng thể làm cho thơng tin hữu ích nếu thơng tin đó khơng thích hợp hoặc khơng được trình bày trung thực. Như vậy, có ba nhóm nhân tố được rút trích từ phân tích nhân tố bao gồm nhóm thứ nhất gồm thơng tin thích hợp và thơng tin có khả năng so sánh; nhóm thứ hai thơng tin thích hợp và thơng tin trình bày trung thực và nhóm thứ ba gồm thơng tin thích hợp, thơng tin có khả năng so sánh và thông tin dễ hiểu. Căn cứ vào các quy định nêu ra trong bản dự thảo chuẩn mực chung theo quan điểm của tác giả sẽ chia thành các nhóm đặc điểm định tính cơ bản (nhóm thứ hai) và đặc điểm định tính nâng cao

(nhóm thứ nhất và nhóm thứ ba). Thơng tin đạt chất lượng trước tiên phải thích hợp và trung thực sau đó để nâng cao chất lượng thơng tin thì thơng tin sẽ phải thể hiện khả năng so sánh và dễ hiểu.

So sánh kết quả nghiên cứu với nghiên cứu của Lê Trường Vinh (2008)

Ở Việt Nam nghiên cứu đo lường chất lượng thơng tin trình bày trên BCTN chưa có

nhiều kết quả nghiên cứu được công bố. Nghiên cứu của Lê Trường Vinh (2008) không thực hiện về BCTN tuy nhiên phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đo lường mức độ minh bạch của các doanh nghiệp niêm yết tương đồng với phương pháp được sử dụng trong luận văn.

Trong nghiên cứu của Lê Trường Vinh (2008) đưa ra 14 biến quan sát để đo lường

minh bạch thông tin của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát (30 doanh nghiệp). Kết quả phân tích chỉ ra có 10 biến quan sát được sử dụng để tính tốn biến mức độ minh bạch thơng tin bao gồm: cấu trúc vốn chủ sở hữu rộng, chất lượng BCTN tốt, các thành viên chủ chốt phải thông báo khi mua bán cổ phần, nhiều kênh để nhà đầu tư tiếp cận thơng tin, có trang web để cập nhật những thơng tin được công bố, các BCTC được công bố thường xuyên, các BCTC được công bố đúng hạn, thơng tin cơng bố

chính xác và nhất quán, thông tin công bố đầy đủ, khả năng biết các thông tin là ngang bằng.

Mặc dù nghiên cứu của Lê Trường Vinh (2008) sử dụng các biến quan sát khác với luận văn nhưng phương pháp thực hiện khi phân tích các biến quan sát là tương tự. Ban đầu có 14 biến quan sát đo lường minh bạch thơng tin được đưa vào phân tích nhân tố khám phá và phân tích Cronbach Alpha. Kết quả cuối cùng cịn 12 biến quan sát đo lường tính minh bạch sau khi thực hiện 2 lần tính Cronbach Alpha và 2 lần phân tích nhân tố khám phá.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá chất lượng thông tin trình bày trên báo cáo thường niên của các công ty thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)