Các nguyên nhân dẫn đến kiệt quệ tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng kiệt quệ tài chính của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.3. Các nguyên nhân dẫn đến kiệt quệ tài chính

3.3.1. Nguyên nhân nội sinh

Nguyên nhân nội sinh là khả năng quản trị kinh doanh của ban giám đốc:

Thông qua thể hiện thông qua kết quả kinh doanh so với các công ty khác trong cùng ngành (Asquith và cộng sự, 1994). Điển hình trường hợp Cơng ty cổ phần thuỷ sản Bình An là một điển hình. Cơng ty này trên sổ sách thể hiện giá trị tài

sản rất lớn lên đến hàng nghìn tỉ đồng, tuy nhiên tài sản chiếm tỉ trọng cao là tài sản cố định, còn đối với tài sản ngắn hạn lại chủ yếu tồn tại dưới dạng hàng tồn kho và các khoản phải thu. Do việc tính tốn khơng phù hợp về lượng hàng tồn kho và sức tiêu thụ của thị trường, dẫn đến việc vốn bị ứ đọng, công ty mất khả năng thanh toán, bị ngân hàng xiết nợ,... buộc công ty phải thanh lý tài sản, bán cổ phần cho ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội (SHB) để vượt qua khó khăn.

3.3.2. Nguyên nhân ngoại sinh

 Lạm phát:

Lạm phát cao có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung và hoạt động của các công ty trong nền kinh tế nói riêng, tuy nhiên ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát đối với tình hình kinh doanh của các cơng ty chỉ mang tính gián tiếp (Opler và Titman, 1993). Năm 2011 đã đánh dấu một năm báo động đỏ của tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam. Đầu năm 2011, tỉ lệ lạm phát tại Việt nam bắt đầu ở mức 7%. Tuy nhiên đến tháng khoảng 7/2011, mức lạm phát đã tăng vọt lên đến hơn 22%. Lạm phát trong giai đoạn này của Việt Nam ở mức cao nhất Châu Á và đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Venezuela. Trước tính hình tỷ lệ lạm phát tăng phi mã khó kiểm sốt, chính phủ Việt Nam đã có những giải pháp khắc phục tích cực và mạnh mẽ. Đến những tháng cuối năm 2011, lạm phát đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại và tăng chậm dần, và giảm dần về mức 18% vào tháng 12. Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc kiểm soát lạm phát nhằm ổn định giá cả, ổn định nền kinh tế, tránh tình trạng hỗn loạn do lạm phát tăng quá nhanh. Năm 2016, tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam luôn giữ ở mức ổn định dưới 5% theo mục tiêu đặt ra của Chính Phủ. Lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và từng bộ phận của nền kinh tế nói riêng. Lạm phát làm cho giá cả nguyên vật liệu và hàng hóa trên thị trường tăng cao, kéo theo chi phí sản xuất tăng lên. Do đó, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực.

 Áp lực lãi vay từ ngân hàng:

Nguyên nhân ngoại sinh chủ yếu mà nhiều nghiên cứu đều đưa vào mơ hình để đánh giá khả năng kiệt quệ tài chính chính là chi phí lãi vay (hay cịn gọi là chi phí tài chính) như trong nghiên cứu của Altman (1968), Altman và cộng sự (1977), Ohlson (1980), Zmijewski (1984), Gilbert và cộng sự (1990), Routledge và Gadenne (2000), Platt và Platt (2002), Pindado và cộng sự (2008). Tính đến cuối năm 2015, tỷ lệ lạm phát giảm rất thấp chỉ còn khoảng 0.6%. Vào giai đoạn năm 2011, tỷ lệ lạm phát ở mức cao phi mã 18% dẫn đến việc các ngân hàng phải duy trì lãi suất cho vay ở mức cao (hơn 20%/năm) để bù lãi phần bị thiệt hại mà ngân hàng phải chịu khi lạm phát tăng cao. Vì vậy, cơng ty nào sử dụng càng nhiều nợ vay hoặc không quản trị được tình hình tài chính hiệu quả thì kết cục thua lỗ hoặc thậm chí phá sản là không tránh khỏi. Lãi vay thì cao mà lợi nhuận công ty chỉ ở mức thấp, việc duy trì tỷ lệ nợ cao sẽ tiềm ẩn rủi ro mất thanh khoản rất lớn đối với các công ty. 9.67 8.71 6.57 12.75 19.87 6.52 11.75 18.13 6.81 6.04 2.97 0.6 2.66 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Hình 3.2: Tỉ lệ lạm phát qua các năm Đơn vị: %

 Biến động tỷ giá hối đối:

Qua quan sát trên tình hình thực tế của mẫu dữ liệu tại Việt Nam và nghiên cứu thực nghiệm của Nance và cộng sự (1993), tác giả nhận thấy biến động tỷ giá hối đối có ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình kinh doanh và chi phí kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp. Tính từ cuối năm 2016, đồng USD đã tăng giá liên tiếp và đạt mức tăng cao kỷ lục trong vòng 13 năm qua. Cú tăng kéo dài và mạnh nhất trong 3 năm qua là do giới đầu tư đánh cược vào một nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng nhanh nhờ vào kế hoạch tung tiền chi tiêu vào cơ sở hạ tầng, cắt giảm thuế cho doanh nghiệp trong nước và bảo hộ thương mại của tân tổng thống Mỹ Donald Trump. Biến động lớn như vậy đã tác động mạnh đến các công ty xuất nhập khẩu vì thị trường các nước và các đối tác đang có sự thay đổi lớn.

Việc USD tăng giá so với các ngoại tệ khác đã ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam ở các nước. Sức mua bị tác động đáng kể, các đối tác nhập hàng bị ảnh hưởng nặng nề. Ở các thị trường quốc tế, đồng USD được sử dụng như một phương tiện thanh tốn quốc tế, do đó giá trị các đồng tiền đều tham chiếu theo USD. Đồng USD tăng giá khiến hàng hoá đắt đỏ hơn, nhu cầu nhập khẩu của các bạn hàng cũng giảm mạnh.

Các công ty nhập khẩu cũng đối mặt với khó khăn khơng kém. Việc biến động giá USD cao như vậy sẽ làm chi phí nhập khẩu tăng cao, làm giá cả hàng hoá nhập khẩu phải điều chỉnh tăng để bù đắp việc tăng chi phí. Tuy nhiên, nếu điều chỉnh tăng giá sẽ ngay lập tức tác động xấu đến lượng tiêu thụ hàng hoá. Thiệt hại đối với các doanh nghiệp nhập khẩu rất lớn, đặc biệt nằm trong bối cảnh Việt Nam là một quốc gia có truyền thống nhập siêu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng kiệt quệ tài chính của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)