Tóm tắt kết quả ước lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng kiệt quệ tài chính của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 4 : MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

4.4. Tóm tắt kết quả ước lượng

4.4.1. Kiểm định khác biệt trung bình hai nhóm kiệt quệ và khơng kiệt quệ

tài chính

Bài nghiên cứu sử dụng kiểm định T-test nhằm so sánh sự khác biệt về trung bình giữa hai nhóm kiệt quệ và khơng kiệt quệ tài chính trong các chỉ tiêu khả năng sinh lời, lợi nhuận giữ lại và chi phí tài chính, với giả thuyết kiểm định như sau:

Giả thuyết 𝐻0: Trung bình của hai nhóm kiệt quệ và khơng kiệt quệ tài chính trong các yếu tố kiểm định là như nhau.

Giả thuyết 𝐻1: Có sự khác biệt trung bình giữa hai nhóm kiệt quệ và khơng kiệt quệ tài chính trong các yếu tố kiểm định.

Bảng 4.5: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định T-test

Chỉ tiêu EBIT/RTA FE/RTA RE/RTA

Trung bình nhóm kiệt quệ tài chính 0.0291483 0.0286208 -0.0369943

Trung bình nhóm khơng kiệt quệ tài

chính 0.1262544 0.0179212 0.0593765

Giá trị thống kê t kiểm định 8.4314*** -7.4857*** 15.1035***

*, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% Nguồn: Tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu tác giả thu được (Phụ lục 1)

Từ bảng 4.6, kết quả kiểm định bằng phần mềm Stata đều cho thấy kết quả với mức ý nghĩa thống kê ở mức cao 1%. Suy ra, bác bỏ giả thuyết Ho ở mức ý nghĩa 1% cho thấy tồn tại sự khác biệt trung bình hai nhóm kiệt quệ và khơng kiệt quệ tài chính trong các yếu tố kiểm định khả năng sinh lời, lợi nhuận giữ lại và chi phí tài chính. Trong đó với chỉ tiêu khả năng sinh lời, lợi nhuận giữ lại ở nhóm khơng kiệt quệ tài chính có trung bình cao hơn nhóm kiệt quệ tài chính, trong khi với chỉ tiêu chi phí tài chính của nhóm kiệt quệ tài chính có trung bình cao hơn nhóm khơng kiệt quệ tài chính.

4.4.2. Phân tích kết quả hồi quy

Đo lường tồn tại hay không sự tác động các nhân tố khả năng sinh lời, lợi nhuận giữ lại và chi phí tài chính đến khả năng kiệt quệ tài chính, với dữ liệu biến phụ thuộc nhị phân, tác giả sử dụng mơ hình hồi quy Logit. Tiếp cận hồi quy Logit cho phép biết được tác động của các biến độc lập đến xác suất xảy ra biến cố nhị phân trong biến phụ thuộc. Tác giả tiếp cận ở hai phương pháp hồi quy. Đầu tiên mơ hình ước lượng gộp – là mơ hình khơng xem xét sự khác biệt giữa các công ty và các năm, tiếp cận thứ hai là trên dữ liệu bảng, cho phép đo lường và kiểm soát sự khác biệt giữa các công ty và các năm trong mối quan hệ giữa các biến.

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mơ hình ước lượng gộp

Nguồn: Tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu tác giả thu được (Phụ lục 1)

Kết quả thực nghiệm mơ hình ước lượng gộp cho thấy tồn tại tác động có ý nghĩa thống kê mức cao 1% ở cả ba biến, trong đó biến khả năng sinh lời và lợi nhuận giữ lại tác động ngược chiều tới khả năng kiệt quệ tài chính, biến tỷ số chi phí tài chính tác động cùng chiều tới khả năng kiệt quệ tài chính. Nghiên cứu của tác giả đạt kỳ vọng về dấu tương tự như nghiên cứu của Pindado và cộng sự (2008).

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mơ hình dữ liệu bảng

Nguồn: Tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu tác giả thu được (Phụ lục 1)

như trong mơ hình hồi quy gộp, cụ thể: chỉ có chỉ tiêu khả năng sinh lời có kết quả thống kê đạt mức ý nghĩa 1%; còn lại 2 chỉ tiêu chi phí tài chính và lợi nhuận giữ lại chỉ đạt ý nghĩa thống kê ở mức lần lượt là 5% và 10%. Kỳ vọng về dấu của các chỉ tiêu vẫn được thỏa mãn trong mơ hình hồi quy bảng tương tự như kết quả nghiên cứu của Pindado và cộng sự (2008).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng kiệt quệ tài chính của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)