Ma trận tương quan và đa cộng tuyến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng kiệt quệ tài chính của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 60 - 61)

CHƯƠNG 4 : MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

4.3. Dữ liệu

4.3.5. Ma trận tương quan và đa cộng tuyến

4.3.5.1. Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến:

Hệ số tương quan dùng để chỉ mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình. Dựa vào kết quả ma trận tương quan, tác giả sẽ phân tích mối tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập trong mơ hình và mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau.

Bảng 4.3: Kết quả ma trận tương quan

FDL EBITRTA FERTA RERTA

FDL 1

EBITRTA -0.122 1

FERTA 0.1085 -0.0432 1

RERTA -0.2151 0.3116 -0.222 1

Nguồn: Tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu tác giả thu được (Phụ lục 1)

Kết quả phân tích ma trận tự tương quan giữa các biến trong mơ hình theo bảng 4.4 cho thấy, khơng tồn tại các hệ số tự tương quan cặp giữa các biến độc lập lớn hơn 0.8, không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng giữa các cặp biến độc lập trong mơ hình.

Kết luận: Khơng tồn tại tại hiện tượng đa cộng tuyến với tiêu chuẩn tương quan cặp tuyến tính.

4.3.5.2. Kiểm định đa cộng tuyến:

Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai

Biến VIF 1/VIF

RERTA 1.16 0.859317

EBITRTA 1.11 0.902176

FERTA 1.05 0.949967

Trung bình VIF 1.11

Nguồn: Tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu tác giả thu được (Phụ lục 1)

Dựa vào bảng 4.5 kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai, cho thấy trung bình VIF của các biến trong mơ hình là 1.11 nhỏ hơn 10. Khơng có VIF của biến độc lập nào vượt quá 10.

Kết luận: Với tiêu chuẩn nhân tử phóng đại phương sai VIF, mơ hình khơng tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng trong mơ hình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng kiệt quệ tài chính của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)