Thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng kiệt quệ tài chính của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53 - 55)

CHƯƠNG 4 : MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

4.3. Dữ liệu

4.3.2. Thu thập dữ liệu

Mẫu bao gồm các công ty đang niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam (bao gồm HNX và HOSE) có dữ liệu báo cáo tài chính liên tục trong ít nhất 6 năm (so sánh được với các nghiên cứu nước ngoài). Mẫu dữ liệu bảng với đơn vị thời gian là năm, và đơn vị chéo theo công ty niêm yết. Bảng dữ liệu được thu thập từ số liệu trên báo cáo tài chính hàng năm đã kiểm toán của các cơng ty (trừ ngành tài chính, bảo hiểm, chứng khốn) đang hoạt động hoặc đã huỷ niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán HNX và HOSE (Dữ liệu được thu thập từ trang mạng www.vietstock.vn). Thời kì nghiên cứu được chọn từ năm 2004 đến cuối năm 2016 (dữ liệu báo cáo tài chính hàng năm mới nhất được công bố vào cuối quý I năm 2017). Thời kỳ này đã bao gồm những thay đổi lớn trên thị trường tài chính cũng như nền kinh tế Việt Nam như sự kiện chính phủ quyết định nâng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngồi lên 30% vào năm 2004 và sau đó là 49% trong năm 2005; sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization); hay khủng hoảng kinh tế năm 2008;....

Tính đến 31/12/2016, số lượng doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn giao dịch HNX và HOSE là 684 doanh nghiệp. Trong đó, số lượng doanh nghiệp thoả điều kiện có dữ liệu báo cáo tài chính hàng năm liên tục trong ít nhất 6 năm là 558 doanh nghiệp, được liệt kê chi tiết trong bảng tại Phụ lục 2.

Bảng 4.1: Số lượng công ty không kiệt quệ tài chính và cơng ty kiệt quệ tài

chính trong mẫu.

Bình thường Kiệt quệ tài chính Tổng cộng Tỷ lệ phần trăm kiệt quệ

529 29 558 5.2%

Dựa trên báo cáo tài chính hàng năm của mỗi công ty trong mẫu đã chọn, tiến hành thu thập dữ liệu thô của các chỉ tiêu trong mơ hình nghiên cứu:

 Tổng tài sản theo giá trị sổ sách cuối năm t (TAit): thể hiện trên bảng cân đối kế toán cuối mỗi năm tài chính.

 Giá trị sổ sách tài sản cố định hữu hình cuối năm t (BFit): thể hiện trên bảng cân đối kế toán hàng năm ở phần tài sản cố định hữu hình.

 Giá trị sổ sách của nguyên giá tài sản cố định hữu hình năm t: thể hiện trên bảng cân đối kế toán hàng năm ở phần tài sản cố định hữu hình.  Đầu tư mới tài sản cố định hữu hình trong năm t (Ιit) = Giá trị sổ sách của

nguyên giá tài sản cố định hữu hình (cuối năm t) – Giá trị sổ sách của nguyên giá tài sản cố định hữu hình (cuối năm t-1)

 Chi phí tài chính trong năm t (FEit): thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối năm.

 Khấu hao trong năm t: thể hiện chênh lệch giữa khoản mục hao mòn luỹ kế năm t và hao mòn luỹ kế năm t-1. Trong một số báo cáo tài chính có báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện theo phương pháp gián tiếp, có thể xem xét ở khoản mục “Khấu hao” trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ cuối năm t hoặc tổng các khoản khấu hao trong thuyết minh báo cáo tài chính cuối năm t.

 Lợi nhuận (lỗ) trước thuế và lãi vay cuối năm t (EBITit): thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm t.

 Lợi nhuận chưa phân phối cuối năm t (hay là lợi nhuận giữ lại cuối năm t) (REit): thể hiện trên bảng cân đối kế toán, phần nguồn vốn.

Dữ liệu lịch sử về giá cổ phiếu của các công ty thoả mãn điều kiện đầu tiên theo định nghĩa kiệt quệ tài chính (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) nhỏ hơn chi phí tài chính trong 2 năm liên tiếp) niêm yết trên 2 sàn giao

dịch chứng khoán HOSE và HNX được thu thập trực tiếp từ trang mạng www.vietstock.vn theo giá trung bình từng năm.

Dữ liệu tỷ lệ gia tăng trong giá cả hàng hoá tiêu dùng của Việt Nam (tỉ lệ lạm phát) được thu thập từ trang mạng chính thức của WorldBank.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng kiệt quệ tài chính của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)