2.1. Giới thiệu tổng quan điều kiện tự nhiên tỉnh Cà Mau
2.1.4.1. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt
Cho đến nay, tỉnh Cà Mau chưa có nguồn nước ngọt đưa từ nơi khác về bổ sung. Nguồn nước mặt của tỉnh Cà Mau chủ yếu là nguồn nước mưa và nguồn nước đưa từ biển vào, chứa trong hệ thống sông rạch tự nhiên, kênh thủy lợi, trong rừng ngập mặn, rừng tràm và các ruộng nuôi thủy sản. Theo vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp, nguồn nước mặt ở tỉnh Cà Mau đã có sự phân chia khá rõ:
Nguồn nước mặt phục vụ sản xuất cây con là nước ngọt chủ yếu còn lại ở khu vực rừng tràm U Minh Hạ, vùng sản xuất nơng nghiệp phía Bắc huyện Trần Văn Thời và huyện Thới Bình, vùng mía ngun liệu của huyện Thới Bình.
Nguồn nước mặt là nước lợ, nước mặn, đây là nguồn nước được đưa vào từ biển, hoặc được pha trộn với nguồn nước mưa.
Trong những năm gần đây, nguồn nước mặt đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng liên quan đến sản xuất nông nghiệp do việc xả thải bừa bãi, quá trình chuyển đổi sản xuất và phát triển không đồng bộ cơ sở hạ tầng thủy lợi,…
Nguồn nước ngầm
Cà Mau có trữ lượng lớn, chất lượng đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất cơng nghiệp. Có 7 tầng chứa nước dưới đất với tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 6 triệu m3/ngày.
Theo dự báo đến năm 2020, áp lực khai thác sử dụng nguồn nước ngầm là rất lớn, sản lượng cấp nước toàn tỉnh phải đạt khoảng 152.000 m3/ngày, trong đó riêng khai thác tại thành phố Cà Mau và các thị trấn, các khu công nghiệp lên tới trên 100.000 m3/ngày. Nếu q trình khai thác nước ngầm khơng được quy hoạch hợp lý sẽ dẫn đến phá vỡ cân bằng tự nhiên giữa các tầng nước, có thể nước mặn ở tầng 1 sẽ thấm xuyên xuống các tầng dưới gây ơ nhiễm nguồn nước ngầm. Đồng thời có thể ảnh hưởng đến nền móng các cơng trình xây dựng.