Hiện trạng lao động du lịch Cà Mau đã qua đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh cà mau (Trang 47 - 52)

Đơn vị: Lao động

Năm Tổng

Trình độ đào tạo

ĐH - Trên ĐH Cao đẳng – TC Chưa đào tạo LĐ khác (Sơ cấp) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2010 2.600 130 5,0 140 5,4 1.710 65,8 620 23,8 2011 2.600 136 5,2 142 5,5 1.700 65,4 622 23,9 2012 3.168 184 5,8 194 6,1 2.100 66,3 690 21,8 2013 3.200 185 5,8 200 6,25 2.115 66,1 700 21,9 2014 3.120 162 5,2 190 6,00 1978 63,3 790 25,5 2015 3.050 162 5,3 194 6,4 1838 60,2 856 28,0

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau).

Theo thống kê (Bảng 2.3), cho thấy số lượng lao động ngành du lịch Cà Mau nhìn chung có phần tăng lên hàng năm nhưng chất lượng chuyên mơn lại chưa được cải thiện nhiều.

Có thể nhận thấy tỷ lệ lao động ngành du lịch chưa qua đào tạo năm 2010 là 1.710 lao động, chiếm đến 65,8% trên tổng số lao động. Đến năm 2014 tỷ lệ này đã giảm còn 63,3%, năm 2015 là 60%. Tỷ lệ lao động trong ngành chưa qua đào tạo có giãm dần nhưng vẫn còn rất cao làm cho chất lượng chung đội ngũ lao động ngành thấp ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của du lịch Cà Mau.

Nhìn chung chất lượng lao động kể cả lao động trực tiếp và gián tiếp của ngành du lịch Cà Mau cịn thấp thể hiện qua trình độ và cấp đào tạo. Nếu nghiên cứu về nhu cầu lao động để đáp ứng cho yêu cầu phát triển du lịch ngày càng cao thì lao động trong ngành du lịch Cà Mau đang thiếu cả về số lượng và chất lượng.

2.3.2.4. Sản phẩm về du lịch

“...Đi thăm miền Trung nhớ ghé Cà Ná / Muốn ăn tơm cá thì về Cà Mau...”. Câu nói ví von này thể hiện thế mạnh hàng đầu của Cà Mau là thủy sản. Nhưng Cà Mau khơng chỉ có vậy. Trên nhật ký lữ hành đã có tên Cà Mau - Cực nam Tổ quốc. Đến với Cà Mau, khách du lịch sẽ thấy choáng ngợp bởi sự xuất hiện của các phương tiện vận chuyển đường thủy tấp nập trên sông từ sáng sớm đến tận khuya. Các khu chợ

nổi với những chiếc ghe cắm sào treo đầy nông sản như lời mời gọi đầy hấp dẫn. Với 2,5% diện tích tự nhiên là sơng ngịi, kinh rạch, hệ thống vận tải thủy ở Cà Mau rất phát triển. Bên cạnh những chiếc ghe chở hàng là những chiếc thuyền ba lá với cô thôn nữ dịu dàng, những chiếc ca nơ cao tốc phóng như bay đưa du khách đi thưởng lãm cảnh sông nước.

Từ Cà Mau, ngược dịng sơng Trẹm, sơng Cái Tàu đến với rừng U Minh Hạ, người dân nơi đây sẽ hướng dẫn du khách len lỏi tham quan rừng tràm trên những chiếc xuồng nhỏ, tận mắt xem những tổ ong mật, xem cảnh thợ rừng săn ong. Ngoài ra, du khách sẽ có dịp nghe người dân địa phương kể những câu chuyện cười mang tính phóng đại của bác Ba Phi được hình thành từ chuyện làm ăn, sinh hoạt hàng ngày, chuyện các sản vật phong phú của rừng tràm.

Từ Cà Mau, xi dịng về phương nam, đến với “Năm Căn - mỏ tôm” của cả nước, đến với khu bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn, nơi tập hợp trên 60 loài thực vật và trên 200 loài động vật thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn, thăm những ngôi nhà , những “làng rừng” nổi danh trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

2.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch

2.3.3.1. Giao thông

Đường bộ: Từ thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng Đồng bằng sông

Cửu Long dễ dàng qua quốc lộ 1A và quốc lộ 63, cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km và thành phố Cần Thơ 180 km.

Tuyến quốc lộ 1A thông suốt từ Hà Nội đến Cà Mau, trong đó đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau có tuyến cao tốc Trung Lương khoảng 50km đã rút ngắn được thời gian khi đến Cà Mau. Đặc biệt, đầu năm 2016 tỉnh đã khánh thành đoạn Năm Căn – Mũi Cà Mau, hồn thành tồn bộ tuyến quốc lơ 1A từ Hà Nội đến tận Mũi Cà Mau.

Tuyến đường mới Quản Lộ - Phụng Hiệp kết nối Cà Mau - Cần Thơ đã hồn tất, rút ngắn 40km hành trình từ Cần Thơ tới Cà Mau.

Quốc lộ 63 là tuyến đường quan trọng thứ 3 trong tỉnh, kết nối Cà Mau với Kiên Giang và Campuchia. Tuyến quốc lộ 1A cũng sẽ được kéo dài tới Đất Mũi nhằm hoàn tất kết nối đường Hồ Chí Minh.

Tuyến hành lang ven biển phía Nam kết nối Cà Mau với An Giang, Kiên Giang và Campuchia cũng là tuyến quan trọng và sẽ được đầu tư trong thời gian tới.

Tuy nhiên, ngoài các tuyến quốc lộ, giao thông giữa các huyện trong tỉnh cịn nhiều khó khăn do có nhiều sơng, kênh, rạch, đa số các tuyến đường có mặt cắt rất nhỏ.

Đường thủy: Cà Mau có các sông lớn như: sông Bảy Háp, sông Gành Hào, sông

Đốc, sông Trẹm... rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh. Hệ thống giao thông đường thủy tỉnh Cà Mau có tổng độ dài gần 7.000 km; trong đó trên 700 km có tải trọng từ 50 tấn trở lên. Hiện hàng ngày có các chuyến tàu cao tốc kết nối Cà Mau với Cần Thơ, Kiên Giang và với các địa phương khác trong vùng. Giao thông đường thủy cho đến nay vẫn là lợi thế và là phương tiện giao thông chủ yếu của Cà Mau.

Đường khơng: Cà Mau có sân bay tuyến Cà Mau – thành phố Hồ Chí Minh và

ngược lại. Theo thống kê năm 2006 phục vụ cho 8459 lượt khách đi đến từ các vùng, miền đến với Cà Mau; năm 2015 ước tính phục vụ khoảng trên dưới 200.000 lượt khách, lượng khách tiếp nhận 150 hành khách/giờ cao điểm. Các sân bay cũ ở Năm Căn, Hịn Khoai, Đất Mũi khi có nhu cầu và điều kiện có thể khơi phục và đưa vào sử dụng.

Cảng biển: Cà Mau có cảng Năm Căn là một trong những cảng quan trọng

trong hệ thống cảng ở Đồng bằng sông Cửu Long được đầu tư xây dựng ở vị trí vịng cung đường biển của vùng Đông Nam Á. Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao thương với các nước trong vùng như: Singapore, Indonesia, Malaysia... Hiện nay, cảng biển nước sâu tại cụm đảo Hòn Khoai đã được chủ trương đầu tư sẽ tăng năng lực thu hút hàng hóa và hướng đến việc đón tàu du lịch quốc tế thơng qua cảng góp phần cho việc phát triển du lịch đường biển trong tương lai.

2.3.3.2. Cấp điện

Hiện nay toàn bộ các xã, phường, thị trấn ở Cà Mau đã có điện; số người dân được sử dụng có điện đạt 94,38%. Tuy nhiên, do Cà Mau là địa phương có địa hình sơng nước, phân bổ dân cư rải rác nên chi phí đầu tư cấp điện cho một hộ dân rất cao, có thể tới gấp đơi so với nhiều địa phương khác trong vùng, vì vậy, mặc dù được huy động vốn lớn, nhưng số hộ dân có điện ở Cà Mau vẫn thấp hơn nhiều địa phương…

Nguồn cung cấp điện chủ yếu từ hệ thống điện quốc gia qua các đường dây 220KV và các nhà máy điện diezel trong khu vực như Cà Mau, Cần Thơ, Ơ Mơn, tổ hợp khí - điện - đạm Cà Mau.

Mục tiêu phát triển là phải đảm bảo cấp điện áp an toàn, liên tục cho các phụ tải công nghiệp, nông nghiệp thủy sản, dịch vụ và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và có nguồn điện dự phịng 10 - 20%.

2.3.3.3. Cấp, thốt nước

Cấp nước: Thời gian qua, tỉnh Cà Mau triển khai thực hiện nhiều chương trình

vệ sinh, nước sạch đơ thị và nơng thơn, tồn tỉnh hiện có trên 160 cơng trình cấp nước nối mạng tập trung, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Để chấn chỉnh tình trạng khai thác nước ngầm tự phát, đồng thời bảo đảm cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn, tỉnh Cà Mau đang khẩn trương triển khai 6 chương trình cung cấp nước sạch giai đoạn 2014 - 2017, theo đó sẽ hồn thành việc cung cấp nước sạch thêm cho 40 xã cịn lại.

Chương trình dự kiến đầu tư gần 500 tỷ đồng được huy động từ các nguồn: Các tổ chức quốc tế hỗ trợ 350 tỷ đồng, vốn đối ứng từ ngân sách địa phương 120 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp 30 tỷ đồng, đảm bảo đến năm 2017, tỉnh Cà Mau có 100% xã nơng thơn được cung cấp nước sạch.

Thoát nước: Hệ thống thoát nước mới được xây dựng ở các đô thị lớn, song

nhìn chung đều chưa đáp ứng yêu cầu. Cho đến nay, hệ thống thoát nước thải của hầu hết các điểm dân cư đô thị đang là vấn đề bức xúc, cần được quan tâm đầu tư thoả đáng để đảm bảo môi trường sống khơng ơ nhiễm cho nhân dân. Vấn đề thốt nước và xử lý nước thải của các khu, cụm công nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản cũng cần được hết sức lưu ý nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

2.3.3.4. Bưu chính viễn thơng

Hệ thống thơng tin bưu chính viễn thơng tại Cà Mau đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc trong nước cũng như quốc tế. Tổng đài kỹ thuật số đã được trang bị đến tất cả các huyện và trung tâm kinh tế ven biển đều đã được phủ sóng điện thoại di động. Bưu điện Cà Mau đã có đầy đủ các dịch vụ như: dịch vụ chuyển phát nhanh, điện hoa, điện thoại thẻ, truyền số liệu, internet, bưu chính uỷ thác v.v..

Mạng viễn thông được phát triển và ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ gồm: mạng điện thoại cố định, mạng truyền dẫn, mạng di động, mạng Internet, mạng dịch vụ khác. Hiện nay mạng Viettel, mạng MobiFone, Vinaphone đang phát triển nhanh, phục vụ khá tốt khách hàng. Toàn tỉnh hiện có 1.019 trạm thu phát thơng tin di động (trạm BTS); có 49.327 thuê bao internet, đạt tỷ lệ 17 thuê bao/100 hộ dân. Trong đó: có 24.506 thuê bao ADSL, 1.523 thuê bao FTTH và 23.298 thuê bao 3G.

Trong tương lai, internet sẽ là phương tiện quản lý, giao thương, liên lạc quan trọng, chính vì vậy việc chú trọng phát triển internet và hệ cơ sở dữ liệu trực tuyến khi được thiết kế, xây dựng và vận hành có hiệu quả sẽ là lợi thế cạnh tranh vô cùng to lớn của tỉnh. Cà Mau cũng cần quan tâm nhiều hơn tới việc phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ kết nối internet không dây, đặc biệt tại các trung tâm hội nghị, thương mại, các đầu mối giao thông, các khách sạn lớn...

2.3.4. Đánh giá thực trạng du lịch Cà Mau giai đoạn 2010 đến 2015

Thời gian qua, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Cà Mau đã quan tâm chỉ đạo phát triển của ngành du lịch trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Tỉnh đã có những định hướng trong chiến lược phát triển kinh tế, coi ngành kinh tế du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, là động lực cùng với thủy sản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, cùng với sự phối hợp tạo điều kiện của các cấp, các ngành, công tác quản lý và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đã đạt những kết quả chủ yếu sau:

Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa không ngừng tăng lên (năm 2010 tăng 5,8 lần so với năm 2000 và 23,8 lần so với năm 1995; trong đó khách du lịch quốc tế tăng 3 lần). Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch quốc tế giai đoạn 2000 - 2010 đạt 14,4%/năm, khách du lịch nội địa tăng 24,5%/năm.

Thu nhập từ dịch vụ du lịch từng bước được nâng cao, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương. Thực tế phát triển kinh tế xã hội Cà Mau cho thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế với tỷ trọng GDP dịch vụ du lịch trong tổng GDP toàn tỉnh đạt gần 0,7% năm 2010.

Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch đang dần được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng. Tuy hoạt động du lịch mới chỉ bắt đầu, nhưng những cơ sở hiện có đang là những hạt nhân để nhân rộng và phát triển thành những quần thể du lịch, những khu phục vụ nghỉ dưỡng, tham quan... và từ thực tế này, Cà

Mau cũng dần xác định được hướng khai thác những tiềm năng du lịch như: du lịch sinh thái - nhân văn, du lịch biển và du lịch “về nguồn”...

Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu từ phát triển có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch trên địa bàn. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như các khu du lịch, các khách sạn nhà hàng, khu vui chơi giải trí... đang từng bước được xây dựng tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch, góp phần tạo nên diện mạo mới cho tỉnh.

Từ những định hướng đúng đắn và chính sách đầu tư phù hợp từ ngân sách tỉnh, tranh thủ nguồn ngân sách Trung ương song song với chính sách mời gọi, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch của tỉnh, những năm qua du lịch Cà Mau đã có những phát triển nhất định, đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tổng số ước tính số khách đến cuối năm 2015 là 980.000 lượt khách, tăng 6,4% so với năm 2011 (780.000 lượt). Doanh thu ước đạt 352 tỷ, tăng 15% so với năm 2011.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh cà mau (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)