Chủ trương, đường lối

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh cà mau (Trang 55 - 58)

2.3. Khái quát ngành du lịch tỉnh Cà Mau

2.3.5.1. Chủ trương, đường lối

Trong bối cảnh đất nước mở cửa, du lịch trở thành một ngành kinh tế non trẻ và từng bước khẳng định vị trí quan trọng trong tiến trình hội nhập. Thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2010 tầm nhìn đến năm 2020 và căn cứ vào đặc điểm tiềm năng, tài nguyên du lịch và các điều kiện có liên quan, năm 2011 tỉnh Cà Mau tiếp tục điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020 xác định loại hình du lịch đặc trưng của Cà Mau là du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp bền vững, du lịch kết hợp thương mại, công vụ... Trong đó quan tâm đặt biệt các loại hình du lịch sinh thái, tham quan với các sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh đặc biệt trong cạnh tranh và tạo dựng được hình ảnh du lịch Cà Mau độc đáo, hấp dẫn như: Mũi Cà Mau, các Vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, du lịch nơng nghiệp bền vững… Bên cạnh đó việc triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội của Ban thường vụ Tỉnh uỷ trong đó chú trọng việc phát triển du lịch Cà Mau, nhiều chủ trương, chính sách và các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương đã được ban hành, định hướng và tạo điều kiện cho kinh tế du lịch của tỉnh có bước phát triển nhanh chóng, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận về số khách, doanh thu, cơ sở vật chất kỹ thuật… góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân.

Gần đây du lịch Việt Nam nói chung, Cà Mau nói riêng phải đối diện với những yếu tố bất lợi mới, đó là thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính - tín dụng tồn cầu. Những diễn biến mới này đặt ra những thách thức không nhỏ với sự nghiệp phát triển du lịch. Ở quy mơ tồn cầu, sự nóng lên của trái đất cũng như những cảnh báo về mực nước biển dâng cũng là những vấn đề cần được quan tâm để từ đó có thể hoạch định được những chính sách phát triển phù hợp.

Quyết định 492/2009/TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long là một quyết định

quan trọng, khẳng định vị trí của vùng đồng bằng sơng Cửu Long trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước. Thực hiện quyết định này, sự hợp tác phát triển du lịch giữa 4 địa phương Cà Mau, Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang đã chính thức được hình thành. Đây là những yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm cũng như của Cà Mau.

Quyết định 15/2009/QĐ-UBND ngày 07/7/2009 của UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt Chương trình phát triển bền vững tỉnh Cà Mau giai đoạn 2009-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, ngành du lịch Cà Mau cần nhanh chóng khắc phục khó khăn, thách thức, phát huy có hiệu quả lợi thế về tài nguyên, nguồn lực nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch, gắn du lịch với xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, an ninh chính trị. Với mục tiêu đó, việc xây dựng Quy hoạch Tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 là hết sức cần thiết và cấp bách.

Ngày 26/11/2009 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 2029/QĐ-UBND phê duyệt Đề cương và dự tốn kinh phí lập Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020. Bên cạnh đó Nghị quyết Ban thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau đã chỉ rõ phương hướng phát triển du lịch Cà Mau là “...phát triển du lịch phải tạo ra sự liên kết chặt chẽ

giữa các ngành kinh tế, văn hóa xã hội; phải gắn với việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; kết hợp giữa việc bảo vệ và cải thiện mơi trường sinh thái; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội để du lịch Cà Mau trở thành một trong những trọng điểm du lịch lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long...”.

Quan điểm chủ đạo trong phát triển du lịch Cà Mau là phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả cả trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, nhưng trước hết phải dựa trên những quan điểm phát triển chủ yếu sau:

(1) Phát triển du lịch Cà Mau nhanh, đồng bộ và vững chắc

Xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phát triển du lịch là nhiệm vụ trước mắt, lâu dài và là nhiệm vụ quan trọng của hệ thống chính trị, của nhân dân, các tổ chức xã hội, và doanh nghiệp.

Đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch Cà Mau góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống người dân, tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế; nâng

cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Phát triển du lịch Cà Mau phải đồng bộ và toàn diện; phát triển cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa trong đó thị trường nội địa là trọng tâm; đảm bảo đạt hiệu quả cao về kinh tế, chính trị và xã hội.

Chú trọng khai thác hiệu quả hình ảnh du lịch của địa phương là địa danh "Đất Mũi" và rừng "U Minh" nhằm thu hút khách du lịch, từ đó phát triển các sản phẩm mới, đa dạng để duy trì sức hút và kéo dài thời gian du lịch khác tại Cà Mau.

Phát triển du lịch sinh thái rừng ngập nước, cảnh quan, môi trường bền vững: Phát triển du lịch phải gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, giữ gìn mơi trường sinh thái... để đảm bảo cho việc phát triển bền vững.

Song song với việc phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, với việc không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch…, cần chú trọng công tác đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên ngành du lịch của tỉnh.

(2) Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội

Phát triển du lịch phải gắn với việc đảm bảo an ninh quốc phòng: Là một tỉnh duyên hải ở cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau có vị trí chiến lược quan trọng của cả nước, do vậy việc phát triển du lịch trước hết phải gắn với việc đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; tiếp theo đó là góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của ngành du lịch trên cơ sở khai thác có hiệu quả những lợi thế về vị trí, tài nguyên của địa phương.

(3) Phát triển du lịch trong sự phát triển kinh tế xã hội ổn định và bền vững

Phát triển du lịch Cà Mau phải gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội, do vậy Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau phải gắn kết với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như quy hoạch, định hướng chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan trong tỉnh, trong vùng, trên cả nước cũng như trong khu vực.

môi trường sinh thái. Đây là một trong những quan điểm quan trọng trong phát triển du lịch Cà Mau. Phát triển du lịch phải bảo đảm sự bền vững về môi trường tự nhiên, mơi trường văn hóa xã hội để khơng làm ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lai. Muốn vậy hoạt động du lịch phải có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, mơi trường văn hóa - xã hội từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, sao cho cảnh quan môi trường tự nhiên và các khu thắng cảnh khơng những khơng bị xâm hại mà cịn được bảo trì và nâng cấp tốt hơn.

(4) Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp vì vậy cần phát huy, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực nội lực. Ngoài ra cần tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài đặc biệt là từ các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Có như vậy du lịch Cà Mau mới phát triển đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra.

(5) Phát triển du lịch gắn với việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những yếu tố mang lại sự bền vững cho hoạt động du lịch. Yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch chính là nền văn hóa (văn hóa vật thể và phi vật thể) mang đậm bản sắc dân tộc. Do đó việc phát triển du lịch phải mang nội dung khuyến khích việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa truyền thống; phát triển du lịch đồng thời với việc bảo vệ môi trường xã hội, hạn chế và ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch tác động đến môi trường xã hội, thuần phong mỹ tục.

(6) Phát triển du lịch Cà Mau phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch các địa phương trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long... đặc biệt là mối quan hệ với Cần Thơ, Kiên Giang và thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh cà mau (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)