Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh cà mau (Trang 38 - 41)

2.2.1. Đặc điểm nền kinh tế tỉnh Cà Mau

2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức khi bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 nhưng nền kinh tế của tỉnh vẫn liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong cả giai đoạn, đặc biệt với sự hình thành của cụm khí - điện - đạm, khu kinh tế Năm Căn và các khu, cụm công nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tỉnh (GRDP) giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình quân 8,1%/năm, trong đó khu vực ngư - nơng - lâm nghiệp tăng bình qn 7,2%/năm, khu vực Cơng nghiệp - Xây dựng tăng 6,7%/năm và Thương mại - Dịch vụ tăng 11,2%/năm.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 1.600 USD /người (gấp 1,5 lần so với năm 2010) và bằng khoảng 70% mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước ở cùng thời điểm.

Tổng vốn đầu tư xã hội bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 30,6% GDP.

2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực dịch vụ và giảm dần tỷ trọng của khu vực ngư – nông – lâm nghiệp. Khu vực dịch vụ 36,02%, khu vực ngư – nông – lâm nghiệp 31,07%, khu vực công nghiệp -xây dựng 29,12%. Bảng 2.1 : Các chỉ tiêu kinh tế tỉnh Cà Mau từ năm 2010 – 2015 đvt : Triệu đồng

Danh mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Tổng GDP 14.646 100 16.111 100 17.554 100 23.469 100 25.754 100 43.098 100 Ngư, nông, lâm nghiệp 4.950 39,2 5.297 38,2 6.512 37,1 7.971 37,3 8.859 36,87 13.389 36,15 Công nghiệp, xây dựng 5.733 26,6 6.248 37,2 6.477 36,9 9.161 35,5 9.715 36,05 12.550 35,31 Thương mại, dịch vụ, du lịch 3.974 24,2 4.530 24,6 4.564 26,0 6.337 27,2 7.175 27,08 15.524 28,54

2.2.2. Dân số và lao động

Dân số Cà Mau có 1.219.128 người, bằng 7,01% dân số Đồng bằng sông Cửu Long, bằng 1,37% dân số cả nước; mật độ dân số 230 người/km2, 78,42%% dân cư sống ở nơng thơn. Tỉnh Cà Mau có khoảng 20 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 03 dân tộc chính người Kinh chiếm 96,66%, người Khơ-me chiếm 2,74%, người Hoa chiếm 0,77%, các dân tộc khác chiếm 0,83%. Số người lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh là 670.448 người, chiếm 55% dân số, đa số là lao động trẻ, cần cù, cho thấy nguồn lao động của Cà Mau khá dồi dào.

2.2.3. Y tế, Giáo dục

Mạng lưới y tế Cà Mau đã được quan tâm đầu tư và phát triển khá tốt trong mọi lĩnh vực của hoạt động y tế: phòng bệnh, khám và chữa bệnh, đào tạo và sản xuất kinh doanh; chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ y tế và công tác khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được củng cố, đến nay 100% xã phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có trạm y tế; 100% trạm y tế có nữ hộ sinh trung học và y sĩ sản nhi; 100% ấp, khóm có nhân viên y tế hoạt động, đến cuối năm 2012 bình quân 6,6 bác sĩ/10.000 dân, 100% xã, phường, thị trấn có bác sĩ. Cơng tác xã hội hoá y tế đạt được nhiều kết quả, nhiều phòng khám đa khoa tư nhân hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực cùng hệ thống y tế Nhà nước chăm sóc sức khoẻ người dân.

Công tác vệ sinh phịng dịch và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân đã được quan tâm. Trong những năm qua phần lớn các dịch lớn được kiểm soát, kiềm chế tốt. Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân được coi trọng, đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh với chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, các chương trình quốc gia về y tế được triển khai sâu rộng. Số vụ ngộ độc thực phẩm liên tục giảm qua các năm.

Trong những năm qua, ngành giáo dục Cà Mau đã thực hiện nhiều giải pháp giúp nâng cao chất lượng đào tạo và đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng được củng cố và tăng cường; thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục của nhà trường trong mọi cấp học. Đặc biệt là việc đẩy mạnh đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý giúp người dạy và người học thuận tiện trong việc truyền, nhận kiến thức... Hệ thống trường học của tỉnh được đầu tư phát triển đã giúp đảm bảo tỷ lệ huy động và duy trì sĩ số học sinh.

Năm 2013 tồn tỉnh có 131 trường Mầm non, 267 trường tiểu học, 117 trường trung học cơ sở, 31 trường trung học phổ thông và 10 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, 06 trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Dạy nghề. Số lượng học sinh, sinh viên tăng hàng năm, đến nay đã huy động được 97,9% trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo; 99,6 % trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 98,69% học sinh hồn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; 83% tốt nghiệp THCS vào lớp 10; huy động trẻ từ 6-14 tuổi đi học đạt 99,8 %; tỷ lệ bỏ học ở tiểu học chiếm 1,58 %, THCS 2,50 %, THPT 5,04%. Tỷ lệ về số lớp trên 1 phòng học giảm dần, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học được quan tâm đầu tư cơ bản theo hướng hiện đại, đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng.

Tỷ lệ học sinh lên lớp năm học 2013 - 2014 đạt khá cao, cấp tiểu học đạt 99,63%, trung học cơ sở 98,89% và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 98,27%. Số học sinh đến trường tăng so với năm học trước (trung học cơ sở tăng 8,09%, trung học phổ thông tăng 1,21%); riêng học sinh mẫu giáo và tiểu học giảm 2,08%. Quy mô các cấp học, ngành học được mở rộng; đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các cấp học, bậc học được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Tiếp tục triển khai công tác phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2011 - 2015. Thực hiện tốt công tác dạy và học theo Đề án “Dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”.

Cơ sở vật chất và các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục được quan tâm, công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được chú trọng và triển khai tích cực. Trong 10 tháng, đã công nhận 23 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số có 179 trường đạt chuẩn quốc gia. Đến cuối năm 2014 có 182 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 33% tổng số 548 trường (đạt chỉ tiêu). Công tác quản lý, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm, các khoản thu - chi năm học 2014 - 2015 được tăng cường thực hiện.

2.2.4. Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng

Với thế mạnh về xuất khẩu thủy hải sản và đặc biệt là các dự án công nghiệp lớn, hệ thống tài chính - tín dụng của tỉnh đã phát triển khá mạnh thời gian qua với mạng lưới các chi nhánh ngân hàng công thương, ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty xổ số kiến thiết và mạng lưới tín dụng nhân dân... Các tổ chức này đã đáp ứng tốt cho nhu cầu của sản xuất kinh

doanh và đời sống. Dư nợ cho vay trong nền kinh tế của các đơn vị kinh doanh tiền tệ ngày càng tăng do sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh phát triển khá. Tuy nhiên để phục vụ tốt hơn khách du lịch tỉnh cần tăng cường các điểm đặt ATM, các điểm nhận thanh tốn bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, và đặc biệt triển khai các chương trình phát triển thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh cà mau (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)