5.2.2 .Yếu tố động cơ gian lận thuế GTGT
5.2.3. Yếu tố cơ hội gian lận thuế GTGT
Ngoài các yếu tố động cơ, yếu tố khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT của các DNTM nêu trên thì yếu tố cơ hội gian lận cũng có ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế, gồm những yếu tố ảnh hưởng
như sau:(1) Trình độ, năng lực đội ngủ cơng chức Thuế còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thuế mới; (2) Doanh nghiệp gian lận thuế GTGT vì người mua không yêu cầu đơn vị bán hàng cung cấp hóa đơn khi mua hàng; (3) Cơng tác tun truyền, hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế chưa thật sự đáp ứng yêu cầu. Như vậy, để hạn chế cơ hội gian lận của DN, các nhà làm Luật, các nhà làm công tác quản lý Nhà nước cần:
Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế; nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế kết hợp với hỗ trợ người nộp thuế trong tuân thủ pháp luật thuế: đây được coi là nội dung tiền đề rất quan trọng trong công tác quản lý thuế, đi sâu vào giải quyết các nguyên nhân dẫn đến các hành vi gian lận thuế xuất phát từ nhân tố ý thức của người nộp thuế. Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, hạn chế các hành vi gian lận thuế thông qua việc giúp cho họ hiểu rõ các quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm về thuế của mình theo quy định của pháp luật và hiểu rõ các quy định trong các văn bản pháp luật thuế cũng như cách xác định nghĩa vụ thuế để có thể thực hiện việc tuân thủ pháp luật thuế thuận lợi nhất.
Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện quản lý đối tượng, tham gia phòng chống các hành vi gian lận thuế.
Công tác chống gian lận thuế là nhiệm vụ của cơ quan thuế nhưng không chỉ riêng cơ quan thuế; gian lận thuế là hành vi vi phạm pháp luật cần phải được tất cả các tổ chức chính quyền, các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng đông đảo quần chúng tham gia. Để công tác chống hành vi gian lận thuế đạt hiệu quả tốt cần có sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan tổ chức, cụ thể là:
Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế, chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra thuế và hiệu lực của các biện pháp cưỡng chế, xử lý vi phạm về thuế: hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý thuế nói chung, cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về thuế nói riêng là yếu tố trực tiếp nhất tác động đến ý thức và khả năng thực hiện hành vi gian lận của người nộp thuế trong tuân thủ pháp luật thuế.
Trong đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra vừa có tác dụng giám sát, đánh giá q trình tn thủ vừa có tác dụng ngăn ngừa, răn đe và xử lý các trường hợp gian lận thuế. Hoạt động xử lý vi phạm, cưỡng chế thuế nghiêm minh, công bằng cũng sẽ làm hạn chế các hành vi gian lận về thuế.
Kiểm tra, xác minh và đối chiếu hóa đơn cần được quan tâm thường xuyên. Trường hợp đột xuất khi có phát sinh thuế đầu vào lớn thì phải kịp thời đối chiếu xác minh giữa đối tượng mua và bán. Thực hiện công việc này có thể giải quyết được căn bản hiện tượng kê khai thuế để khấu trừ khơng đúng, ghi hóa đơn sai lệnh giữa các liên, hoặc sử dụng hóa đơn giả để đối tượng bán thì trốn thuế nộp, đối tượng mua thì rút tiền của Nhà nước.