Đánh giá kết quả hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phục vụ xây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ góp phần xây dựng nông thôn mới ở tỉnh cà mau (Trang 58 - 60)

Chương 3 Thực trạng xây dựng NT Mở tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010-2015

4.2. Đánh giá kết quả hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phục vụ xây

Trong những năm qua, hoạt động KH&CN tỉnh Cà Mau đã rất chú trọng đến vai trò là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh và đã có những đóng góp tích cực đến tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

Trong công tác định hướng quy hoạch, hoạch định cơ chế chính sách: các cấp,

các ngành dựa trên hệ thống số liệu và luận cứ khoa học từ các cơng trình nghiên cứu cơ bản làm cơ sở trong công tác quy hoạch hạ tầng, quy hoạch sản xuất; xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển ngành, xây dựng các Chương trình hành động cụ thể trong phát triển KT-XH của tỉnh, của từng địa phương,...

Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: các tiến bộ KH&CN

trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đã được áp dụng, đưa năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp của tỉnh lên một bước. Cụ thể là tỉnh Cà Mau đã làm chủ và ngày càng cải tiến các quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản chủ lực của tỉnh (tôm sú, cua biển, cá sặc rằn, cá chình, cá bóng tượng...). Thơng qua ứng dụng cơng nghệ sinh

học tỉnh đã nghiên cứu, phục tráng hồn thiện một số giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích hợp từng vùng đất sản xuất của tỉnh (vùng chuyên lúa, lúa - tôm, lúa trên đất phèn. Kỹ thuật nuôi cấy mô được áp dụng trong nhân tạo giống nhiều loại cây trồng, như chuối, mía, phong lan, keo lai,…

Trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu: ngành KH&CN hỗ

trợ các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn Quốc tế (ISO 9000, ISO 14000, GMP, HACCP, ISO/TCVN:17025, SQF,…), từ đó nâng cao được chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Hiện nay sản phẩm thủy sản của tỉnh đã có mặt ở hơn 40 quốc gia trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Cộng đồng Châu âu,…

Trong xây dựng và phát triển hạ tầng: nhiều đề tài, dự án ứng dụng công nghệ

mới, vật liệu mới vào các cơng trình giao thơng, thủy lợi, xây dựng, điện năng,... nhằm nâng cao chất lượng cơng trình, giảm giá thành và có thể tận dụng nguồn nguyên, vật liệu sẵn có của địa phương.

Trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường: ngành KH&CN

phối hợp và hỗ trợ cho nhiều tổ chức nghiên cứu Trung ương, tổ chức Quốc tế triển khai các nghiên cứu về hệ sinh thái rừng tràm, rừng ngập mặn, đất ngập nước, đất phèn; xói lở bờ sơng, bờ biển; hệ thống thủy lợi; chim di trú; giá trị Khu Dự trữ sinh quyển,... là cơ sở khoa học quan trọng trong khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, mơi trường và ứng phó biến đổi khí hậu cho tỉnh trong tương lai.

Ở các lĩnh vực đời sống xã hội và nhân văn: tỉnh Cà Mau thực hiện công nghệ

thơng tin hóa trong nhiều lĩnh vực: hành chính, giáo dục, thơng tin, truyền thơng; triển khai dự án đưa công nghệ thông tin về nông thôn; triển khai các đề tài nghiên cứu ở các lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Xã hội và nhân văn,... có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng đời sống ở vùng nông thôn.

4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phục vụ xây dựng NTM ở tỉnh Cà Mau: Kết quả khảo sát từ các nhà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ góp phần xây dựng nông thôn mới ở tỉnh cà mau (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)