Năng lực nghiên cứu của nhà khoa học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ góp phần xây dựng nông thôn mới ở tỉnh cà mau (Trang 65 - 66)

Chương 3 Thực trạng xây dựng NT Mở tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010-2015

4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phục

4.3.3.2. Năng lực nghiên cứu của nhà khoa học

Để có được thành cơng trong nghiên cứu KH&CN, khơng chỉ địi hỏi nhà nghiên cứu có động lực nghiên cứu, mơi trường nghiên cứu tốt mà cịn địi hỏi phải đảm bảo được năng lực nghiên cứu khoa học. Năng lực nghiên cứu khoa học là khả năng sáng tạo, phát hiện ra tri thức mới, công nghệ mới, đưa ra các giải pháp hiệu quả và thiết thực. Do đó, tiêu chí này ln được xem là nền tảng để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, và mức độ quan trọng của các tiêu chí trong nhóm nhân tố này được đánh giá bởi các nhà nghiên cứu thể hiện ở Bảng 4.19.

Bảng 4.19: Thống kê mức độ quan trọng của các nhân tố về năng lực nghiên cứu của nhà khoa học

Nhân tố N Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Độ lệch chuẩn

- Trình độ, năng lực chuyên môn của nhà

khoa học 59 3,0 4,3 5,0 0,7

- Kinh nghiệm, kỹ năng NCKH của nhà

khoa học 59 3,0 4,2 5,0 0,7

- Trình độ tin học, ngoại ngữ của nhà khoa

học 59 2,0 3,9 5,0 0,6

- Khối lượng công việc khác của nhà khoa

học 59 1,0 3,7 5,0 0,7

Nguồn: Số liệu khảo sát các nhà khoa học (02/2016)

Qua kết quả khảo sát được trình bày ở Bảng 4.19 cho thấy, năng lực nghiên cứu của nhà khoa học bao gồm nhiều yếu tố như trình độ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm kỹ năng nghiên cứu, trình độ tin học, ngoại ngữ và cùng lúc có đảm nhận các cơng việc khác hay không. Theo kết quả xử lý thống kê cho thấy trình độ năng lực chun mơn và kinh nghiệm, kỹ năng nghiên cứu là hai nhân tố thiết yếu cần phải đáp ứng để phục vụ công tác nghiên cứu và triển khai kết quả ứng dụng nên được các nhà nghiên cứu đánh giá rất quan trọng (điểm trung bình đạt trên 4).

Nhìn chung, kết quả này rất phù hợp với thực tế trong nghiên cứu khoa học, vì nhà khoa học có năng lực chun mơn cao sẽ có kiến thức rộng về lĩnh vực mà mình nghiên cứu. Kết hợp với những kinh nghiệm, kỹ năng tích lũy trong q trình nghiên cứu, nhà khoa học có thể rút ngắn thời gian để định hướng đề tài, thực hiện và triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ góp phần xây dựng nông thôn mới ở tỉnh cà mau (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)