Nỗi nhớ đầu nàng nhớ về chàng Kim Nguyễn Du đã dùng từ

Một phần của tài liệu Bộ đề, đáp án học sinh giỏi ngữ văn 9 (chất lượng 90k) (Trang 89 - 93)

“tưởng” để diễn tả chính xác trạng thái tâm lí nhớ thương. Kiều đang tưởng tượng, hình dung, tơ tưởng đến bóng hình người u - Nhớ chàng Kim là nhớ đến kỉ niệm tình u cùng lời thề đơi lứa (tưởng người dưới nguyệt chén đồng). Nàng tưởng tượng Kim Trọng đang hướng về mình, ngày đêm đau đáu chờ tin mà uổng công vô ích (tin sương luống những rày trông mai chờ). Nàng nhớ về Kim Trọng với tâm trạng đau đớn, tiếc nuối. Câu thơ tấm son

gợt rửa bao giờ cho phai có hai cách hiểu: tấm son là tấm lịng nhớ

thương Kim Trọng không bao giờ ngi qn hoặc tấm lịng son trong trắng của Kiều bị dập vùi hoen ố, biết bao giờ gột rửa được. Như vậy, trong nỗi nhớ chàng Kim, Thúy Kiều khơng chỉ bợc lợ nỗi niềm mong ngóng khắc khoải mà cịn bợc lợ cả nỗi đau đớn, cùng cực, tủi hổ đến xé tâm can. Qua đó cho thấy được tấm lịng thủy chung, son sắt của Kiều dành cho Kim Trọng.

- Tiếp theo là nỗi nhớ cha mẹ

+ Nếu như khi diễn tả nỗi nhớ chàng Kim của Kiều, Nguyễn Du dùng đợng từ "tưởng" thì khi diễn tả tấm lịng hiếu lễ với cha mẹ của Kiều, tác giả lại sử dụng từ “xót”. Xót nghĩa là thương, thương đến mức xót xa trong lịng. Kiều nhớ đến cha mẹ với nỗi xót thương vơ hạn. Các thành ngữ quạt nồng ấp lạnh, tựa cửa hôm

mai, cách mấy nắng mưa miêu tả nỗi lo lắng của Kiều. Nàng lo cha

mẹ đã tuổi cao sức ́u khơng biết có ai chăm sóc cho khơng. Sự xa cách biết bao ngày mưa nắngcũng như khoảng cách về không gian địa lí, sự xa xôi cách trở giữa nàng với cha mẹ biết bao giờ được gặp lại để làm tròn bổn phận làm con

+ Các điển cố sân Lai, gốc tử đã diễn tả sâu sắc nỗi nhớ thương cha mẹ, xót xa vì khơng trọn đạo làm con của Kiều. Đó là tấm lịng hiếu thảo, đức vị tha rất đáng trân trọng của nhân vật. Qua tâm trạng xót xa, buồn tủi và lo lắng khi nhớ về cha mẹ của Kiều, chúng ta thấy được tấm lòng thảo thơm, hiếu nghĩa của nàng dành cho cha mẹ rất lớn lao, cao cả và thiêng liêng

0,5 đ

=> Người nghệ sĩ Nguyễn Du rất tài năng khi miêu tả chân thực nét tâm lí của Kiều. Am hiểu tâm lí nhân vật Nguyễn Du để Kiều nhớ Kim Trọng trước nhớ cha mẹ sau. Điều đó rất hợp tâm lý của con người, hợp lơ gic tình cảm, hợp với tình tiết của truyện (Đối với cha mẹ, trong cơn gia biến, Kiều đã quyết định chọn bên hiếu, bán mình cḥc cha. Cịn đối với Kim Trọng, Kiều vẫn tự xem mình là kẻ phụ bạc. Cho nên trong nỗi nhớ người thân, nàng dành nỗi nhớ đầu tiên cho Kim Trọng).. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Nguyễn Du đã để Kiều nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau. Sự đảo ngược trật tự đó cho thấy sự cảm thơng sâu sắc sự tinh tế của ngòi bút tâm lí bậc thầy Nguyễn Du.

0,25 đ

* Tiếp theo người nghệ sĩ Nguyễn Du đã miêu tả sâu sắc, tinh tế tâm trạng buồn và lo lắng đến hãi hùng trước tương lai mờ mịt của Kiều. Để diễn tả điều ấy ông dùng bút pháp tả cảnh ngụ tình một cách điêu luyện làm nên bức tranh tâm cảnh đầy ám ảnh trong 8 câu kết

- Cảnh như khơi, như vẽ từng biểu hiện nhỏ nhất trong tâm hồn Kiều:

+ Cảnh cửa bể chiều hôm với cánh buồm thấp thoáng xa xa trong buổi chiều tà gợi lên ở nàng một nỗi buồn nhớ da diết về quê nhà trong xa cách.

( HS phân tích nét tinh tế cách chọn không gian , thời gian.... câu

hoi tu từ, từ láy....)

+ Cảnh cánh hoa trôi man mác giữa dịng nước mênh mơng là nỗi buồn thương về phận hoa trôi, bèo dạt, lênh đênh vô định chẳng biết đi đâu về đâu...

( HS phân tích nét tinh tế cách chọn từ láy, hình ảnh ẩn dụ, câu hoi

tu từ...)

+ Cảnh nội co rầu rầu giữa chân mây mặt đất một màu xanh mù xa tít tắp là một nỗi buồn vô vọng của Kiều trước một khung cảnh thiếu vắng sự sống, héo úa, lụi tàn. Hình ảnh “nợi cỏ rầu rầu” là mợt hình ảnh nhân hóa, biểu hiện tâm trạng của con người. Lịng người buồn nên nhìn đâu cũng thấy buồn; nỗi buồn của Kiều như thấm vào cảnh vật khiến cho cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng. + Nếu như những bức tranh thiên nhiên bên trên đều được tái hiện trong trạng thái tĩnh thì khép lại đoạn trích, bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong trạng thái đợng với cảnh gió ćn mặt duềnh,

ầm ầm tiếng sóng.. Đó là âm thanh dữ dợi của gió, của sóng; tiếng

sóng ấy khơng đơn thuần là những con sóng thực ở ngồi biển khơi mà đó cịn là con sóng lịng của tâm trạng. Điệp khúc “buồn trông” ở những câu thơ trên kết đọng, dồn xuống câu thơ cuối khiến cho nỗi buồn trở nên chồng chất như lớp lớp sóng trào. Đồng thời, tiếng sóng “ầm ầm” dữ dợi ấy cũng chính hình ảnh ẩn dụ cho c̣c đời phong ba bão táp đã và đang đổ ập xuống đời Kiều. Vì thế lúc này Kiều khơng chỉ buồn mà cịn lo lắng, sợ hãi như đang rơi vào vực thẳm một cách bất lực.

=>Tám câu thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng thật tài tình bút pháp “tả cảnh ngụ tình” của văn học cổ điển để diễn tả tâm trạng “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Ở đây, vì buồn nên trơng, mà càng trơng thì Kiều lại càng buồn. Nỗi buồn cứ thế điệp đi điệp lại dâng lên thành lớp lớp sóng trào, cứ c̣n xốy trong tâm khảm của Kiều mà trở thành gánh nặng tâm tư. Mỗi câu thơ là một bức tranh thực cảnh cũng chính là thực tình của mợt con người mang trong mình nỗi buồn đau chồng chất. Đó là nỗi đau đớn, xót xa, lo lắng và khắc khoải của một kiếp má đào, trôi nổi, vô định, mong manh và bế tắc không biết đi về nơi đâu.

* Đánh giá chung:

- Trong đoạn trích Nguyễn Du đã thể hiện năng lực thấu hiểu con người của người nghệ sĩ tài hoa qua việc vận dụng linh hoạt các hình thức đợc thoại nợi tâm kết hợp với bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngơn ngữ tài hoa, hệ thống từ láy, hình ảnh ước lệ cổ điền, các biện pháp tu từ điệp ngữ, câu hỏi tu từ, ẩn dụ, nhân hóa...

- Người nghệ sĩ ấy đã xây dựng thành cơng hình tượng nhân vật Kiều với những nét tâm lí biến đổi tinh vi khi mợt mình phải bơ vơ nơi đất khách quê người, không biết phải bấu víu và nương tựa vào đâu. Từ đó làm sáng ngời vẻ đẹp hiếu thảo, thủy chung, ý thức về danh dự phẩm hạnh và thân phận cô đơn hoảng sợ của Kiều trước một tương lai đầy cạm bẫy.

0,75đ

* Khẳng định lại vấn đề : Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật là một phương diện để thể hiện tài năng của nhà văn, làm nên sức sống cho hình tượng nhân vật, cho tác phẩm văn học

- Liên hệ : Có lẽ Truyện Kiều sống mãi mợt phần bởi nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc của Nguyễn Du. Nguyễn Du để lại cho muôn đời bài học về sự sáng tạo, về sự kết hợp tuyệt đẹp giữa tài và tâm của người nghệ sĩ.

0,25đ

--------Hết---------

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TP THANH HÓANĂM HỌC 2020- 2021 NĂM HỌC 2020- 2021

Môn thi: Ngữ văn Ngày thi: 10/2020

Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 02 trang)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha. Những bài học một đời cay đắng.

Cha gửi cho con chút nắng. Hãy giữ giữa tim con.

Con sẽ bớt thấy đau và đỡ phải tủi hờn. Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời, con ạ. Hãy để chị, để anh giành lấy phần họ muốn. Con hãy thong dong dù là người đến muộn. Dù phần con chẳng ai nhớ để dành!

Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa. Đừng hững hờ trước chuyện bất nhân. Và hãy tin vào điều có thật:

Con người - sớng để u thương.

(Trích Gửi con – Bùi Nguyễn Trường Kiên)

Câu 1: (1.0 điểm) Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.

Câu 2: 1.0 điểm) Từ “chút nắng” trong câu “Cha gửi cho con chút nắng” có nghĩa là gì?

Câu 3: (2.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

“Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa. Đừng hững hờ trước chuyện bất nhân. Và hãy tin vào điều có thật:

Con người – sống để yêu thương”.

Câu 4:( 2.0 điểm) Em có đồng ý với cách nghĩ của người cha trong đoạn thơ trên khơng? Vì sao?

Một phần của tài liệu Bộ đề, đáp án học sinh giỏi ngữ văn 9 (chất lượng 90k) (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w