Chọn mẫu và phân nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả bổ sung sản phẩm giàu acid amin và vi chất dinh dưỡng (viaminokid) cho trẻ 1 3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi (Trang 44 - 45)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.3. Chọn mẫu và phân nhóm nghiên cứu

Bước 1: Chọn xã vào nghiên cứu

Chọn huyện: Chọn chủ đích huyện Lục Ngạn thuộc tỉnh Bắc Giang. Chọn xã: Chọn 2 xã đảm bảo có điều kiện kinh tế và mức sống tương đồng nhau. Chính quyền địa phương của 2 xã tình nguyện tham gia nghiên cứu.

Bước 2: Chọn đối tượng nghiên cứu

Bước 1: Điều tra sàng lọc trẻ SDD thấp còi

Tại mỗi xã, lập danh sách tất cả trẻ từ 1 đến 3 tuổi và đáp ứng các tiêu chuẩn nghiên cứu đề ra. Số trẻ 1 - 3 tuổi/1 xã tại tỉnh Bắc Giang ước tính khoảng trên 380 trẻ. Tỷ lệ SDD thấp còi của Bắc Giang (2011) là 30,3%. Như vậy, để có 180 trẻ SDD thấp còi cho can thiệp cần sàng lọc khoảng trên 760 trẻ từ 1 - 3 tuổi tại 2 xã.

Bước 2: Chọn đối tượng vào can thiệp

Sau khi cân, đo chỉ số nhân trắc và khám lâm sàng cho 796 trẻ đã chọn được 184 trẻ bị SDD thấp cịi có đủ tiêu chuẩn và đưa vào theo dõi can thiệp.

Bước 3: Ghép cặp đối tượng nghiên cứu

Toàn bộ số trẻ SDD thấp cịi của 2 xã được chia làm 3 nhóm tuổi. Ở mỗi nhóm nghiên cứu chọn đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới.

Nhóm 2: 24 - 35 tháng tuổi. Nhóm 3: 36 - 47 tháng tuổi.

 Mỗi nhóm tuổi chọn tối thiểu 30 trẻ. Vậy số trẻ SDD thấp còi tham gia nghiên cứu: nhóm can thiệp và nhóm chứng tối thiểu là 90 trẻ/nhóm.

Bước 3: Phân nhóm nghiên cứu thành 2 nhóm:

Nhóm 1 (Nhóm can thiệp): Là nhóm ăn uống bình thường tại gia đình nhưng được sử dụng sản phẩm Viaminokid hàng ngày trong 9 tháng.

Nhóm 2 (Nhóm chứng): Là nhóm trẻ ăn uống bình thường tại gia đình, sử dụng gói Placebo trong 9 tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả bổ sung sản phẩm giàu acid amin và vi chất dinh dưỡng (viaminokid) cho trẻ 1 3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi (Trang 44 - 45)