Thực chất giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc Việt Nam trong hội nhập quốc tế hiện nay

Một phần của tài liệu thanh niên quân đội nhân dân việt nam giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 60 - 67)

2.2.1. Thực chất giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc Việt Nam trong hội nhập quốc tế hiện nay nhập quốc tế hiện nay

Giữ gìn theo nghĩa thơng dụng, chung nhất được hiểu là giữ cho được nguyên vẹn, không bị mất mát, tổn hại. Trên thực tế, việc hiểu và giải nghĩa giữ gìn những đối tượng, sự vật hiện tượng khác nhau sẽ rất khác nhau và tính đơn giản hay phức tạp trong cách hiểu là tuỳ thuộc vào đối tượng và sự vật hiện tượng đó. Theo đó, vận dụng vào lĩnh vực chính trị- xã hội, trong tư duy sẽ trừu tượng và phức tạp hơn nhiều. Bởi lẽ, khi gắn với con người, với văn hố thì giữ gìn BSVHDT khơng chỉ đơn thuần là ý nghĩa giữ nguyên vẹn, không mất mát, tổn hại những giá trị đã có, mà còn bao hàm cả việc kế thừa, tiếp biến tinh hoa văn hố bên ngồi để bổ sung, phát triển làm giàu bản sắc dân tộc, bảo đảm sự phù hợp, thích nghi với điều kiện lịch sử của mình. Đây là một quá trình giải quyết rất nhiều mối quan hệ, nhiều lĩnh vực, đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và phát triển, dân tộc và quốc tế, nhằm xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…Tuy nhiên, tiếp cận và khai thác văn hố, bản sắc văn hố dưới góc

độ chính trị - xã hội, mà chủ yếu tập trung là hệ giá trị tinh thần nên trong nhận thức giữ gìn BSVHDT phải ln đặt nó trong mối quan hệ với đặc điểm, điều kiện dân tộc ở từng thời điểm lịch sử cụ thể. Trên thực tế đã có nhiều quan điểm của các nhà khoa học bàn về giữ gìn BSVHDT. Tác giả Phạm Duy Đức cho rằng, giữ gìn BSVHDT khơng có nghĩa là quay về “phục cổ”, về với

“cái cũ”, mà phải bảo vệ phát huy giá trị tinh hoa dân tộc, phải căn cứ và phục vụ việc phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Một số quan điểm khác cho rằng, giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi đơi với tiếp thu tinh hố văn hố nhân loại, nó khơng đồng nghĩa với bảo thủ, tự cơ lập, đóng kín, giữ lấy cái cũ, mà phải ln bổ sung, phát triển cho phù hợp điều kiện và xu thế thời đại…Chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu phương pháp luận nhưng lại rất cụ thể về giữ gìn bản sắc dân tộc, xây dựng phát triển đời sống văn hố mới là: “cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ, cũ mà khơng xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý, cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm”, với mục đích “làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn” [65, tr. 331-332]. Như vậy, theo Người xây dựng đời sống văn hoá mới phải dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc, vừa phải cải tạo sửa đổi, phát triển cái cũ cho phù hợp, vừa tiếp thu có chọn lọc cái mới để ln phát triển, trực tiếp phục vụ đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

Với cách tiếp cận trên đây, vận dụng vào thực tiễn của quá trình cách mạng hiện nay có thể khái qt: Giữ gìn BSVHDT Việt Nam trong hội nhập quốc tế hiện nay về thực chất là hoạt động tự giác của các chủ thể để bảo vệ, giữ vững,

bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị của BSVHDT Việt Nam, đồng thời tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại nhằm tăng cường sức mạnh nội lực, tích cực tham gia xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Từ khái quát trên cho thấy, giữ gìn BSVHDT Việt Nam trong HNQT hiện nay là bảo vệ, giữ vững những giá trị tốt đẹp đã có trong bản sắc văn hố dân tộc; là kế thừa và phát huy BSVHDT trong đời sống hiện thực. Đồng thời, bổ sung, phát triển, quảng bá và tiếp thu tinh hoa văn hố nhân loại làm giàu thêm bản sắc đó trong quá trình phát triển dân tộc trong điều kiện lịch sử mới, nhằm đảm bảo sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước ta theo mục tiêu Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định. Những nội dung chủ yếu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc. Điều đó hồn tồn khác với quan điểm tư tưởng bảo thủ, hoài cổ; lai căng hoặc bế quan toả cảng. Chúng ta thấy, giữ gìn bản sắc văn hố khơng có nghĩa là bế quan toả cảng, đóng cửa văn hố, cố lưu giữ vốn cổ, giữ cái khơng cịn phù hợp mà phải tăng cường giao lưu nhằm không ngừng bổ sung phát triển giá trị của bản sắc đó cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới. Tuy nhiên cần lưu ý, trong giao lưu, tiếp xúc văn hố thì bản lĩnh càng phải vững, bản sắc văn hoá càng phải đậm nét, giao lưu chính là để tiếp nhận giá trị mới làm giàu và nâng tầm BSVHDT cho phù hợp điều kiện lịch sử mới, tạo sức mạnh cho dân tộc phát triển bền vững, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hố đất nước trong thờì kỳ mở rộng hợp tác quốc tế hiện nay.

Nhận thức đúng đắn quan niệm, tính nhiều mặt và ý nghĩa chính trị xã hội của giữ gìn BSVHDT sẽ là cơ sở khoa học để xác định nội dung hình thức, đảm bảo tính đúng đắn, hiệu quả trong giữ gìn bản sắc dân tộc. Từ quan niệm, thực chất giữ gìn BSVHDT Việt Nam trong hội nhập quốc tế hiện nay, nội dung giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được thể hiện trên những vấn đề cơ bản sau.

Một là, giữ gìn BSVHDT Việt Nam trong HNQT hiện nay là bảo vệ, giữ

vững, bổ sung, phát triển và quảng bá lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.

Đây là nội dung quan trọng hàng đầu cần giữ gìn và phát huy hiện nay. Bởi lẽ, nội dung này giữ vị trí cốt lõi, bao trùm nhất trong BSVHDTVN. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm, khố VIII xếp giá trị lịng u

nước, ý chí tự cường dân tộc đứng đầu tiên trong hệ giá trị BSVHDTVN là hồn tồn đúng đắn và chứng minh vị trí tầm quan trọng của nó.

Thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đã chứng minh, qua hàng bao thế kỷ bị nước ngồi đơ hộ, dân tộc ta khơng bị đồng hố, chính là nhờ sức mạnh của BSVHDTVN với nội dung giá trị chủ đạo, đặc sắc là tinh thần yêu nước, đồn kết gắn bó cộng đồng, lịng nhân ái khoan dung, ý chí tự lực, tự cường…Tuy nhiên cần thấy rằng, ở mỗi thời điểm lịch sử khác nhau, mục tiêu nhiệm vụ của dân tộc đặt ra cũng có bước phát triển khác nhau, bởi vậy những nội dung giá trị của bản sắc văn hoá dân tộc cũng vận động, phát triển phù hợp. Trước đây, khi bị kẻ thù xâm lược thơn tính, mục tiêu chủ yếu của tồn dân tộc là đoàn kết tập trung sức mạnh, đánh đuổi kẻ thù xâm lược, bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc. Đây là truyền thống dân tộc, là sự thể hiện tinh thần, ý chí độc lập tự cường dân tộc, là nhiệm vụ như lẽ đương nhiên của bất kỳ người Việt Nam nào. Hiện nay, xu thế thời đại đã có những thay đổi, tác động và ảnh hưởng đến hệ giá trị tinh thần trong BSVHDTVN. Nhất là mặt trái của cơ chế thị trường, của giao lưu, HNQT đã tạo ra sự phân hoá nhất định trong các tầng lớp dân cư, trực tiếp tác động đến các giá trị truyền thống theo các chiều hướng khác nhau, cả tích cực và tiêu cực. Bởi vậy, việc giữ gìn BSVHDTVN, nhất là giữ gìn, phát huy hệ giá trị cốt lõi như lòng yêu nước, tinh thần nhân ái, đoàn kết… đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết, với những khó khăn và phức tạp hơn bội phần, gấp nhiều lần.

Để nhân lên sức mạnh đoàn kết, chiến thắng kẻ thù, phát triển đất nước, kế tục và phát huy truyền thống dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nhắc nhở: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”[63, tr. 218]. Đối với mỗi người, nếu không hiểu rõ lịch sử, đất nước, con người và những cái vốn q báu của mình thì dễ rơi vào nguy cơ suy thoái, tụt hậu, dễ tự đánh mất cội nguồn và giá trị nền tảng tinh thần đã được xây đắp, hun đúc trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Khi đó, cũng đồng nghĩa với việc khơng khai thác và phát huy được tiềm năng to lớn của nguồn lực con người.

Xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện HNQT ngày càng sâu rộng hiện nay, bên cạnh những thuận lợi cũng đồng thời xuất hiện những thử thách không nhỏ và phức tạp hơn nhiều so với những giai đoạn lịch sử trước đây. Bởi vậy, hơn bao giờ hết đòi hỏi cần phải nâng cao chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự tôn tự cường dân tộc, phát huy sức mạnh của BSVHDTVN, đảm bảo đất nước luôn ổn định, phát triển phồn vinh bền vững. Vì thế, giữ gìn BSVHDTVN trong HNQT hiện nay thực chất là việc bảo vệ, giữ vững và phát triển giá trị cốt lõi nhất của BSVHDTVN trong điều kiện lịch sử mới. Đúng như phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước ta theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định rõ: “Phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ”[22, tr. 54].

Hai là, bảo vệ, giữ vững, bổ sung, phát triển và quảng bá lịng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, sự tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống. Cơ sở của nội dung cần giữ gìn này được xuất phát từ đặc trưng của

văn hố nơng nghiệp lúa nước- tính hiếu hồ, nhân ái, trọng tình nghĩa. Nhưng nét đặc trưng cơ bản này lại được nhân hoá trong truyền thuyết “Bọc trăm trứng”, với quan niệm cùng cội nguồn “con Rồng cháu Tiên”. Trên thực tế, nghĩa “đồng bào” đã tạo cơ sở bền vững, có tính cội nguồn cho đạo lý “thương người như thể thương thân”. Chính nguồn gốc cơ bản này là cơ sở cho tình đồn kết gắn bó cộng đồng hết sức bền chặt, tạo nên sức mạnh vô địch, đảm bảo cho dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn hiểm nguy, trường tồn và phát triển lớn mạnh đến ngày nay.

Xu thế HNQT hiện nay, bên cạnh mặt tích cực là tạo điều kiện cho quá trình tiếp cận, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân, đã và đang tạo ra những thách thức, nhất

là sự phân hoá giàu nghèo, sự chênh lệch về thu nhập, làm suy giảm tính cố kết gắn bó cộng đồng. Đồng thời, kết hợp với sự suy giảm đó, q trình giao lưu văn hố với nước ngồi sẽ xuất hiện các quan niệm sai lệch về các giá trị cốt lõi, dễ ngộ nhận, lai căng các giá trị văn hoá phương tây, làm lệch chuẩn các giá trị mà bao đời nhân dân ta xây dựng. Đó là nguy cơ biến dạng và có thể phá vỡ sự cố kết bền vững dân tộc, vốn xuất phát từ cội nguồn nhân ái, bao dung, nghĩa tình của dân tộc. Ngồi nội dung cốt lõi nêu trên, trong xu thế hiện nay cần coi trọng giữ gìn lịng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, có như vậy mới đảm bảo tính nhân văn trong ứng xử mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữ được mối quan hệ tình cảm gắn bó cố kết cộng đồng. Đây là những giá trị cốt lõi, giữ vai trò định hướng về tư tưởng, đạo đức và lối sống XHCN cho con người và cộng đồng dân tộc, là những chuẩn mực hết sức cơ bản đảm bảo cho nền văn hoá Việt Nam phát triển đúng hướng, giữ được bản sắc văn hoá trong xu thế HNQT hiện nay.

Ba là, bảo vệ, giữ vững, bổ sung, phát triển và quảng bá đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, đức hy sinh cao thượng tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Giữ gìn BSVHDTVN là một thể thống nhất giữa bảo

vệ, giữ vững và phát huy những giá trị cốt lõi trong điều kiện lịch sử mới. Vì thế, việc giữ gìn khơng chỉ đơn thuần là việc giữ “khư khư vốn cổ”, mà điều quan trọng là phải vận dụng, kế thừa, bổ sung, phát huy giá trị đó cho phù hợp điều kiện lịch sử, nhằm không ngừng phát triển đất nước theo mục tiêu xác định. Giữ gìn đức tính cần cù, sáng tạo, tinh thần hy sinh cao thượng vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân trong điều kiện hiện nay cần phải được nghiên cứu vận dụng cho phù hợp. Cần phải tính đến sự tác động của HNQT ở cả hai chiều, đặc biệt là những yếu tố trái chiều, ảnh hưởng thậm chí triệt tiêu tính tích cực, cần cù chịu khó trong mỗi con người, làm suy giảm tinh thần hy sinh vì lợi ích cộng đồng, dân tộc, gây xói mịn, đánh mất BSVHDT. Cần phải đảm bảo sự hài hồ về mặt lợi ích giữa cá nhân và cộng đồng trong các chiến lược phát triển kinh tế

xã hội nhằm tạo ra động lực khai thác mọi tiềm năng, nguồn lực, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Bốn là, truyền thụ bản sắc văn hoá dân tộc cho các thế hệ mai sau và quảng bá giá trị văn hoá dân tộc Việt Nam ra khu vực và thế giới. Đây cũng là

một trong những nội dung rất quan trọng cần giữ gìn phát huy trong xu thế HNQT hiện nay. Bởi lẽ, nội dung giữ gìn BSVHDT là sự thống nhất biện chứng giữa bảo vệ, giữ vững, bổ sung phát triển, truyền thụ và quảng bá, phát huy những giá trị tinh hoa của BSVHDTVN trong điều kiện lịch sử mới. Trong quá trình giữ gìn, với các nội dung cụ thể cần tiến hành, không chỉ đơn thuần là việc bảo vệ, giữ vững và sáng tạo, phát huy các giá trị tinh hoa, cốt lõi, trong BSVHDT Việt Nam, mà còn bao hàm việc truyền thụ, giáo dục giá trị văn hoá dân tộc đối với mọi đối tượng, tuyên truyền quảng bá những giá trị, những tinh hoa văn hoá dân tộc ra quốc tế. Vận dụng và phát triển giá trị văn hoá, truyền thống dân tộc một cách phù hợp với điều kiện lịch sử mới. Đồng thời, đấu tranh chống những quan điểm sai trái về nhận thức cũng như hành động trong xây dựng phát triển văn hố, giữ gìn BSVHDT Việt Nam và những âm mưu thủ đoạn lợi dụng xu thế HNQT chống phá về văn hố tư tưởng làm nhạt dần BSVHDT. Chính vì vậy, đi đơi với việc bảo vệ, giữ gìn, truyền thụ, giáo dục và sáng tạo các giá trị văn hoá dân tộc, cần chú trọng tuyên truyền, quảng bá giá trị văn hoá ra các nước, đồng thời đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, phản văn hoá. Đây là nội dung rất quan trọng trong quá trình giữ gìn BSVHDT Việt Nam hiện nay.

Những nội dung cụ thể trên được thực hiện thông qua hệ thống các hình thức, biện pháp rất phong phú và đa dạng, gắn chặt với quá trình xây dựng, thực hiện chức năng nhiệm vụ của quân đội nói chung, của thanh niên quân đội nói riêng. Trong đó có các hình thức cơ bản như: đẩy mạnh hoạt động giao lưu, trao đổi, tọa đàm; sinh hoạt câu lạc bộ; thăm quan nhà truyền thống, viện bảo tàng; du

Một phần của tài liệu thanh niên quân đội nhân dân việt nam giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w