Một số vấn đề đặt ra đối với thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay

Một phần của tài liệu thanh niên quân đội nhân dân việt nam giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 120 - 127)

Nam giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay

Những vấn đề đặt ra đối với thanh niên trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc hiện nay xuất phát từ thực tiễn, mục đích, nhiệm vụ đặc thù hoạt động quân sự, vai trị giữ gìn BSVHDT của TNQĐ đặt ra một số vấn đề như sau.

Trước hết, là nhận thức còn hạn chế về BSVHDT và sự cần thiết giữ gìn BSVHDT của TNQĐ với yêu cầu cao giữ gìn BSVHDT trong HNQT hiện nay

Đây là vấn đề đặt ra mang tính bao trùm và cần đặc biệt quan tâm trong quá trình đào tạo bồi dưỡng phẩm chất năng lực toàn diện cho TNQĐ ta hiện nay. Qua khảo sát điều tra xã hội học theo mẫu, kết quả phản ánh cho thấy đa số thanh niên nhận thức khá tốt những nội dung cơ bản của BSVHDT. Tuy nhiên, việc nhận thức một cách vững chắc, toàn diện nội dung giá trị cấu thành BSVHDT, sự cần thiết giữ gìn bản sắc BSVHDT cịn có hạn chế, chưa thật đồng đều giữa các nhóm thanh niên quân đội hiện nay. Điều này có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giữ gìn BSVHDT trên thực tiễn và là nguyên nhân dẫn đến vi phạm những giá trị chuẩn mực của một bộ phận TNQĐ hiện nay.

Hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện mở rộng HNQT, vừa là một nhiệm vụ, đồng thời vừa là một yêu cầu có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong của dân tộc. Mỗi nhóm xã hội có vị trí, vai trị và khả năng khác nhau trong quá trình tham gia giữ gìn BSVHDT. Hiệu quả hoạt động thực tế của mỗi nhóm xã hội ra sao phụ thuộc trước hết vào nhận thức về giá trị của BSVHDT, về sự cần thiết giữ gìn bản sắc đó như thế nào. Trên cơ sở đó, phải được bồi dưỡng nâng cao năng lực thực tế, phương pháp, hình thức hoạt động cụ thể trong quá trình giữ gìn BSVHDT cho các chủ thể tham gia thì kết quả mới đạt được như mong muốn.

Giữ gìn BSVHDT là một hoạt động mang tính tự giác, có mục đích rõ ràng, địi hỏi TNQĐ phải có am hiểu sâu sắc về nội dung, ý nghĩa vai trị của hoạt động này. Vì thế, để khắc phục những bất cập về nhận thức với yêu cầu cao trong hoạt động giữ gìn BSVHDT tất yếu đặt ra địi hỏi phải nâng cao nhận thức, năng lực tồn diện hơn nữa thì hiệu quả của hoạt động này mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Chỉ có trên cơ sở nhận thức đúng đắn những giá trị trong BSVHDT một cách đúng đắn và sâu sắc thì TNQĐ mới thấy rõ sự cần thiết phải giữ gìn nó. Tiếp thu tinh hoa văn hố nhân loại do xu thế hội nhập mang lại, đảm bảo sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế. Đồng thời, sáng tạo hệ giá trị mới làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo cải biến, nâng tầm giá trị truyền thống phù hợp xu thế, huy động sức

mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, nhằm phát triển bền vững đất nước, giữ vững và phát huy BSVHDT trong quá trình HNQT.

Hai là, tính năng động, sáng tạo, thích cái mới, trẻ trung, sơi nổi của TNQĐ với khả năng kế thừa, bảo tồn bản sắc truyền thống của thế hệ trước lưu truyền lại

Đây là vấn đề thực tế đặt ra phản ánh mâu thuẫn thế hệ trẻ và già cần khắc phục trong hoạt động giữ gìn BSVHDT của TNQĐ hiện nay. Giữ gìn BSVHDT phải giải quyết mối quan hệ chặt chẽ giữa hai thế hệ trong một quá trình của hoạt động này là ln ln bảo đảm tính kế thừa và tính phát triển. Nếu giữ gìn BSVHDT chỉ chú trọng hoạt động bảo tồn, tính kế thừa giá trị truyền thống mà không quan tâm đến bổ sung, phát triển những giá trị mới cho phù hợp với điều kiện thực tế thì khơng bảo đảm tính tiên tiến và tính hiện đại. Ngược lại, nếu chỉ chú trọng phát triển những giá trị mới mà coi nhẹ tính kế thừa, bảo tồn giá trị truyền thống thì BSVHDT sẽ nhạt dần, dễ mất gốc, quên cội nguồn.

Do đặc điểm chung của tuổi trẻ, bên cạnh mặt tích cực ln năng động, sáng tạo, ưa thích cái mới, trẻ trung, sơi nổi, TNQĐ thường dễ bị nhiễm những thị hiếu văn hoá phương Tây khi mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế. Trong xu thế HNQT, với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, tạo ra quá trình giao lưu văn hố ngày càng được mở rộng và tăng cường dễ làm cho thanh niên nói chung, TNQĐ nói riêng dễ ảnh hưởng và lây nhiễm những văn hoá phẩm độc hại, vật chất và tầm thường hoá làm mai một giá trị truyền thống, làm cho nguy cơ mất dần BSVHDT là không thể xem thường.

Thực tế chứng minh, mỗi thế hệ và mỗi lớp người sinh ra ở dân tộc Việt Nam gắn liền với một hồn cảnh lịch sử cụ thể, có những nhu cầu, khả năng cống hiến và giữ gìn BSVHDT khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay, TNQĐ không phải trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc như các thế hệ cha anh trước đây. Nhưng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong giai đoạn mới cũng rất gay go, phức tạp, phong phú và đa dạng, nếu khơng tinh nhuệ về chính trị, tinh thơng về lịch sử, văn hố dân tộc, TNQĐ khơng thể hồn thành

nhiệm vụ được giao và điều đó cũng đồng nghĩa với việc khơng kế thừa, phát huy BSVHDT, dễ dàng quay lưng lại với giá trị truyền thơng dân tộc, dễ “hồ tan trong hội nhập”. Vì thế, cần phải thường xuyên chăm lo giáo dục cho TNQĐ thấy rõ vị trí, ý nghĩa và yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, từ đó nâng cao vai trị chủ thể để bảo vệ, giữ gìn và phát huy BSVHDT trong HNQT hiện nay.

Ba là, đặc điểm môi trường hoạt động quân sự nghiêm cách, cơ sở vật chất hạn chế, thời gian hạn hẹp với sự tác động mau lẹ của HNQT và đòi hỏi cao của giữ gìn BSVHDT

Đây là vấn đề phản ánh đặc trưng nổi bật của mơi trường hoạt động qn sự nói chung, đặc điểm nhiệm vụ ở các đơn vị cơ sở QĐNDVN nói riêng. TNQĐ là lực lượng đơng đảo, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ ở đơn vị cơ sở như: huấn luyện quân sự, làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, công tác dân vận, tăng gia sản xuất…và những nhiệm vụ đột xuất mà cấp trên giao phó. Trong điều kiện nước ta ngày càng mở rộng HNQT, với sự phát triển mau lẹ, đa dạng trong các mối quan hệ hợp tác trên thế giới, cũng như khu vực trên cơ sở nguyên tắc và phương châm đối ngoại được xác định. Điều đó, vừa tạo ra nhiều cơ hội cho đất nước phát triển, vừa đặt ra những thách thức không nhỏ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn cách mạng mới.

Thực tế chứng minh mỗi nhóm TNQĐ khác nhau có những vị trí, chức trách và nhiệm vụ khác nhau. Trong các nhiệm vụ được giao phó, họ khơng được phép lơ là, coi nhẹ, mà phải luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào với truyền thống “nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vượt qua”. Mỗi nhiệm vụ TNQĐ đảm nhiệm đều có những thuận lợi, khó khăn khác nhau, vì vậy cần phải có ý chí quyết tâm cao mới có thể thực hiện và hoàn thành thắng lợi. Đối với nhiệm vụ giữ gìn BSVHDT, muốn đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi mỗi TNQĐ phải tự học tập và rèn luyện trở thành “chiến sỹ văn hoá”, ứng xử các mối quan hệ hài hoà đúng mực trên tinh thần đồng chí, đồng

đội, chân tình, dân chủ, giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo việc giữ gìn BSVHDT. Triệt để khắc phục những biểu hiện tự ti, ỷ lại những khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện và khơng nhận thức đầy đủ vai trị, trách nhiệm của TNQĐ trong giữ gìn BSVHDT hiện nay.

Để khắc phục vấn đề đặt ra trên đây, một mặt cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, đội ngũ cán bộ chủ trì ở đơn vị cơ sở trong bồi dưỡng phẩm chất, năng lực toàn diện cho TNQĐ, mặt khác cần nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ các cấp, tích cực đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong đơn vị. Nâng cao tính khoa học của các kế hoạch, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ và sử dụng mọi nguồn lực để xây dựng mơi trường văn hố ở đơn vị cơ sở trong sạch, lành mạnh. Chú trọng hơn nữa hình thức tập huấn, giáo dục, huấn luyện cho TNQĐ nâng cao nhận thức, khả năng nhận biết và xử lý kịp thời những tình huống địch sử dụng âm mưu thủ đoạn “DBHB” về văn hoá nhằm chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay.

Yêu cầu các cấp uỷ Đảng và chỉ huy phải thường xuyên chú trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo nhằm định hướng đúng đắn công tác thanh niên, nhất là quan tâm, chăm lo bồi dưỡng, giáo dục về mọi mặt, cả phẩm chất chính trị tinh thần, cả năng lực hoạt động thực tiễn đối với TNQĐ. Đặc biệt là trước những khó khăn biến động của hồn cảnh, những áp lực từ cơng việc, cuộc sống, gia đình ngày càng gia tăng, rất cần tính kiên trì, sự bình tĩnh, đủ bản lĩnh để vượt qua ở mỗi TNQĐ. Những yếu tố đó khơng phải một sớm một chiều mà có ngay được, cần phải có thời gian, sự trải nghiệm, cần sự định hướng, bồi dưỡng, dìu dắt, xây dựng của hệ thống tổ chức, của đội ngũ cán bộ trong các tổ chức với tất cả lịng nhiệt tình cách mạng, trách nhiệm cao với thế hệ trẻ và trên cơ sở cách thức biện pháp thực sự khoa học, phù hợp tâm lý lứa tuổi.

Kết luận chương 3

Kế thừa kết quả nghiên cứu của chương 2, đã làm rõ thực chất, nội dung, vai trò thanh niên QĐNDVN giữ gìn BSVHDT trong HNQT hiện nay. Tác giả tập

trung đánh giá những ưu điểm và hạn chế của thanh niên QĐNDVN giữ gìn BSVHDT trong HNQT hiện nay. Đồng thời, chỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của những ưu điểm, hạn chế đó và chỉ ra một số vấn đề đối với thanh niên QĐNDVN giữ gìn BSVHDT trong HNQT hiện nay.

Trong thời gian qua, đại đa số thanh niên QĐNDVN đã nhận thức và hoàn thành tốt việc bảo vệ, giữ vững, phát huy BSVHDT thông qua thực hiện chức trách nhiệm vụ, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Họ đã ln giữ vững, phát huy tốt vai trị xung kích, sáng tạo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của quân đội; tích cực đấu tranh phịng chống văn hố phẩm độc hại, âm mưu thủ đoạn “DBHB”; xây dựng mơi trường văn hố qn sự lành mạnh, phát huy bản sắc văn hoá quân sự, phấn đấu xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”; đã phát huy tốt vai trò là lực lượng quan trọng trong tuyên truyền đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực vận động nhân dân giữ gìn và phát huy BSVHDT trong HNQT. Tuy vậy, trước những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và HNQT hiện nay, việc giữ gìn BSVHDT ở một bộ phận TNQĐ đang cịn có những hạn chế nhất định. Hạn chế cả trong nhận thức và thực hiện chức trách nhiệm vụ, trong đấu tranh phòng chống “DBHB” trên lĩnh vực văn hố tư tưởng, trong xây dựng mơi trường văn hoá quân sự và trong tuyên truyền vận động nhân dân tham gia giữ gìn BSVHDT. Đáng lưu ý là những biểu hiện thiếu ý thức học tập phấn đấu vươn lên, vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, vi phạm pháp luật nhà nước và phẩm chất đạo đức quân nhân, … Những hạn chế và sai phạm đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” và bản sắc văn hố dân tộc.

Thực trạng đó có nhiều ngun nhân, cả khách quan, chủ quan. Trong đó, cần chú ý những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường và HNQT, được kẻ thù triệt để lợi dụng chống phá nhằm làm phai nhạt, xói mịn và mất dần BSVHDT ở thanh niên quân đội.

Thực trạng TNQĐNDVN giữ gìn BSVHDT trong HNQT hiện nay đang chịu nhiều tác động và đặt ra một số vấn đề cần giải quyết. Đó là nhận thức về BSVHDT và sự cần thiết giữ gìn BSVHDT cịn hạn chế với u cầu cao về giữ gìn BSVHDT trong HNQT; là tính năng động sáng tạo, thích cái mới của TNQĐ với khả năng lưu giữ, bảo tồn giá trị, truyền thống của BSVHDT; đặc điểm môi trường hoạt động quân sự nghiêm cách, cơ sở vật chất hạn chế, thời gian hạn hẹp với sự tác động mau lẹ của hội nhập quốc tế và địi hỏi cao của giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc.

Chương 4

Một phần của tài liệu thanh niên quân đội nhân dân việt nam giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 120 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w