gìn bản sắc văn hố dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay và nguyên nhân của nó
3.1.2.1. Một số hạn chế của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay
Thứ nhất, việc nhận thức về nội dung, đặc trưng, vai trò của BSVHDT Việt Nam ở một bộ phận thanh niên quân đội còn hạn chế. Biểu hiện cụ thể là, nhận
thức tư tưởng, về chức trách, nhiệm vụ nói chung, nhận thức về lịch sử, truyền thống, về đặc trưng của bản sắc văn hoá dân tộc nói riêng, chưa thật sâu sắc. Thực tế q trình thực hiện chức trách nhiệm vụ ở một bộ phận thanh niên quân đội đã bộc lộ khơng ít các nhược điểm và yếu kém cần phải được khắc phục. Qua kết quả khảo sát các đối tượng cho thấy, nhận thức của một bộ phận TNQĐ về chức trách nhiệm vụ, về nội dung và thực chất giữ gìn BSVHDT Việt Nam cịn có hạn chế, chưa tồn diện và khơng đồng đều [Phụ lục 8, 9, tr.175-176]. Hạn chế này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính tích cực tự giác trong hành vi, đến ý chí, sức mạnh và khả năng hồn thành nhiệm vụ giữ gìn BSVHDT Việt Nam.
Những hạn chế về nhận thức dễ dẫn đến những lệch chuẩn về định hướng mục tiêu lý tưởng trong thanh niên, dễ làm cho thanh niên mất phương hướng. Điều đó, sẽ là mảnh đất tốt để kẻ thù lợi dụng đẩy mạnh “DBHB”, tăng cường các thủ đoạn tinh vi làm cho thanh niên phai nhạt về lý tưởng xa lạ với những giá trị BSVHDT. Bởi hoạt động quân sự là môi trường lao động đặc thù, BSVHDT được biểu hiện cụ thể trong môi trường lao động đặc biệt ấy thông qua chức năng, nhiệm vụ và hệ thống điều lệnh, điều lệ cũng như những qui định cụ thể để đảm bảo mọi quân nhân thống nhất trong nhận thức và hành động, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong đó, trước hết và trên hết là lịng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở mục tiêu lý tưởng và tình cảm đồng chí đồng đội…Có thể coi đó là những phẩm chất cao quí, thiêng liêng của “Bộ đội Cụ Hồ”, là những chuẩn mực giá trị cao đẹp nhất trong bản chất truyền thống quân đội được đúc rút trong thực tiễn xây dựng và trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của quân đội. Đồng thời, là những yếu tố cơ bản quyết định sức mạnh, khả năng chiến đấu và chiến thắng của quân đội trong bất kỳ hồn cảnh nào cho dù khó khăn, khốc liệt và hiểm nguy. Biểu hiện hạn chế trong nhận thức chưa thật sâu sắc những giá trị truyền thống ấy ở một bộ phận TNQĐ là điều rất nguy hiểm, rất dễ ngộ nhận, mơ hồ, dẫn đến bị âm mưu thủ đoạn “DBHB” của kẻ thù lung lạc, xâm nhập, phá hoại, gây ảnh hưởng và nguy hại đến vận mệnh tương lai của dân tộc trong quá trình mở cửa và HNQT hiện nay. Để khắc phục hạn chế này cần tăng cường giáo dục về giá trị truyền thống của dân tộc, của quân đội nhằm nâng cao nhận thức, lòng tự hào và ý chí quyết tâm phấn đấu hồn thành nhiệm vụ xứng đáng với những giá trị và truyền thống ấy.
Một bộ phận đoàn viên, thanh niên là hạ sĩ quan, chiến sĩ do các nguyên nhân khách quan và chủ quan chi phối tác động cho nên mức độ hoàn thành nhiệm vụ ở mức thấp. Cá biệt có một số ít TNQĐ khơng hồn thành nhiệm vụ được giao, vi phạm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội và đạo đức của
người quân nhân cách mạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản chất truyền thống của quân đội, đến uy tín và danh dự của “Bộ đội Cụ Hồ”. Ở một bộ phận thanh niên là học viên trong các học viện, nhà trường do cơ chế thị trường và những tiêu cực ngoài xã hội tác động đã xuất hiện những biểu hiện ngại học, ngại rèn, thụ động, dựa dẫm, trông chờ ỷ lại, dẫn đến kết quả học tập chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ, khi ra trường, cịn nặng về tính tốn so bì "thiệt - hơn" và chưa yên tâm công tác. Đặc biệt, có học viên khơng hồn thành được nhiệm vụ của khoá học, vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, thậm chí sa vào tệ nạn xã hội phải buộc thơi học trả về đơn vị, hoặc địa phương để tiếp tục giáo dục, rèn luyện. Theo số liệu tổng kết trong các “Thơng báo nội bộ”của Tổng cục Chính trị QĐNDVN hàng tháng, quí và hàng năm cho thấy, thực tế diễn biến của tình hình vi phạm kỷ luật quân đội ngày càng tăng số vụ nghiêm trọng ở đối tượng TNQĐNDVN như: sử dụng ma tuý, ăn chơi đua đòi quá mức, tự sát, bắn giết đồng đội, uống rượu gây gổ đánh dân, cướp giật, trấn lột… Trong số đó đa phần rơi vào đối tượng là hạ sỹ quan và quân nhân chuyên nghiệp, thậm chí cá biệt có cả học viên sỹ quan- lực lượng trong tương lai sẽ trở thành những cán bộ trong qn đội, có vai trị quyết định sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội. Đây là dấu hiệu mới xuất hiện, thực sự đáng báo động trong thời gian gần đây.
Dấu hiệu này cần nhìn nhận một cách nghiêm túc, tìm hiểu rõ nguyên nhân để loại trừ khắc phục, nếu không sẽ làm vẩn đục môi trường đào tạo sỹ quan, ảnh hưởng đến chất lượng, sức mạnh, đến bản chất, truyền thống quân đội, đến danh dự và uy tín của “Bộ đội Cụ Hồ”, đến BSVHDT Việt Nam. Một số sĩ quan trẻ năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác, phương pháp tác phong và kinh nghiệm quản lý, chỉ huy bộ đội còn tiến bộ chậm, ngại học tập, tu dưỡng rèn luyện, khả năng tập hợp vận động thanh niên chiến sĩ còn hạn chế, phương pháp tác phong chỉ huy thường nặng về mệnh lệnh và hành chính cứng nhắc. Đúng như trong báo cáo của Tổng cục Chính trị tại Đại hội Đồn Thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh Quân đội lần thứ VII nêu về những hạn chế của TNQĐ trong 5 năm (2002-2007):
Nhận thức của một bộ phận thanh niên về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới chưa sâu sắc; ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật, phẩm chất đạo đức, nếp sống văn hố của một bộ phận thanh niên cịn hạn chế và yếu kém; tình hình vi phạm kỷ luật quân đội trong thanh niên chuyển biến chậm và chưa vững chắc, còn vụ việc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến bản chất truyền thống tốt đẹp của quân đội [101, tr.38].
Thứ hai, trong đấu tranh phịng chống sự xâm nhập của văn hố phẩm độc hại, chống âm mưu thủ đoạn “DBHB” trên lĩnh vực văn hố tư tưởng của TNQĐ cũng cịn có những bất cập. Thanh niên quân đội hiện nay là những
người được sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập, thống nhất. Hầu hết họ được sinh trưởng trong các gia đình có truyền thống gắn bó với cách mạng, lại được sự quan tâm giáo dục của nhà trường, gia đình, các đồn thể xã hội. Cho nên, khi bước vào quân ngũ họ đã có sự giác ngộ và trưởng thành nhất định về chính trị, văn hóa, đạo đức, nhất là ý thức giác ngộ về tinh thần cảnh giác cách mạng, phịng chống văn hố xấu độc. Tuy nhiên, là chủ thể đang phát triển, đang hoàn thiện, nên khi bước vào cuộc sống quân ngũ người TNQĐ mang theo cả những yếu tố bột phát, tập qn, thói quen khơng phù hợp với hoạt động mơi trường qn sự. Họ cịn mang đặc điểm chung của lứa tuổi thanh niên, là vừa nhạy cảm với cái mới, song cũng dễ bị tác động, lơi kéo bởi các tiêu cực xã hội có từ bên ngoài, nhất là những tác động tiêu cực của xu thế HNQT ngày càng gia tăng như hiện nay. Một bộ phận TNQĐ nhận thức giá trị trong BSVHDT chưa thực sự sâu sắc; chưa nhận thức và thấy hết sự nguy hại của văn hoá xấu độc, cũng như tính chất và mức độ nguy hiểm của sự chống phá về văn hoá tư tưởng trong chiến lược “DBHB”. Kết quả điều tra xã hội học ở một số đơn vị và nhà trường quân đội cho thấy, nhận thức của một bộ phận TNQĐ về tác hại của văn
hố xấu độc và vai trị của mình trong đấu tranh phịng chống sự xâm nhập của văn hố đó cịn hạn chế và khơng đồng đều. Khi được hỏi về đánh giá các yếu tố tác động đến bản sắc văn hố thì cịn một tỉ lệ không nhỏ (6,3%), các ý kiến trả lời khơng có sự tác động của văn hố xấu độc trong âm mưu thủ đoạn “DBHB” đến BSVHDT Việt Nam [Phụ lục 6, tr. 174]. Điều đó chứng tỏ, sự quan tâm lo lắng về tương lai đất nước trước sự xâm nhập chống phá của văn hoá xấu độc và âm mưu thủ đoạn “DBHB” ở một bộ phận TNQĐ còn rất hạn chế, biểu hiện của sự lơ là mất cảnh giác, sự thờ ơ, coi thường những tác động nguy hiểm đó. Trong kết quả điều tra về vai trị TNQĐ giữ gìn BSVHDT ở ba đối tượng (sỹ quan trẻ, hạ sỹ quan chiến sỹ và học viên sỹ quan) tỉ lệ lựa chọn là “lực lượng
cơ bản trong đấu tranh ngăn chặn văn hoá xấu độc” rất thấp, (20%) [Phụ lục
11, tr. 177]; trong các giá trị cơ bản, cốt lõi về lối sống thanh niên hiện nay, tỉ lệ lựa chọn giá trị “lo lắng về tương lai đất nước” cũng rất thấp (11,6%) [Phụ lục 12, tr. 179]. Chính sự nhận thức khơng đầy đủ và chưa thật sâu sắc về nguy cơ thách thức của đất nước trong HNQT, thậm chí lầm tưởng về bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong bối cảnh hiện nay ở một bộ phận TNQĐ rõ ràng là một hiện tượng cần phải khắc phục kịp thời. Nếu những “lỗ hổng” trong nhận thức đó khơng được các tổ chức đảng, đoàn, chỉ huy quan tâm chăm lo giáo dục, bồi dưỡng và định hướng, phòng ngừa, ngăn chặn từ đầu thì hậu quả sẽ rất khó lường.
Thực tế những vụ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, vi phạm pháp luật nhà nước của một bộ phận nhỏ TNQĐ thời gian gần đây do nhiều nguyên nhân cả khách quan, chủ quan. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan là do sự nhận thức chưa thực sự đúng đắn về vai trò, trách nhiệm, động cơ phấn đấu rèn luyện của tuổi trẻ với sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng quân đội, thiếu cố gắng trong học tập, tu dưỡng và rèn luyện, ăn chơi đua đòi quá giới hạn cho phép, thiếu ý thức xây dựng, giữ gìn truyền thống đơn vị, truyền thống quân đội… Kết
quả là dẫn tới sa ngã và vi phạm kỷ luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín danh dự người quân nhân cách mạng, đến bản chất truyền thống của “Bộ đội Cụ Hồ”. Xét về khách quan, các thế lực thù địch chưa khi nào từ bỏ âm mưu thủ đoạn chống phá cách mạng các nước nói chung, với cách mạng nước ta nói riêng, nhất là trong điều kiện HNQT hiện nay đã tạo cơ hội thuận lợi cho chúng đẩy mạnh tăng cường chống phá. Trên thực tế, bài học xương máu từ những vụ bạo loạn chính trị trong thanh niên sinh viên, học sinh ở Trung Quốc và một số nước những năm gần đây là sự cảnh báo về thủ đoạn “DBHB” thông qua các cuộc “cách mạng nhung” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm lật đổ chính quyền các nước nói chung, nước ta nói riêng.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội đất nước có những biến đổi nhanh chóng đang diễn ra, thì sự biến đổi định hướng giá trị nhân cách của con người Việt Nam hiện nay với cả mặt tích cực và tiêu cực của nó, đã tác động mạnh đến sự chuyển dịch định hướng giá trị nhân cách của người TNQĐ. Trong đó, định hướng giá trị, thang giá trị văn hoá đạo đức xã hội của TNQĐ hiện nay cũng có sự biến đổi. Đáng chú ý, trước những tác động hai chiều từ xu thế HNQT, trong sự biến đổi đó khơng chỉ có mặt tích cực, mà cịn có cả mặt tiêu cực hạn chế. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, đa số TNQĐ lựa chọn các giá trị về việc làm, thu nhập, tình u, cuộc sống đủ tiện nghi, cịn những vấn đề khác thuộc đời sống chính trị - xã hội khi được hỏi, họ tỏ ra ít quan tâm và cá biệt có trường hợp là khơng quan tâm [Phụ lục 12, tr. 178]. Tất nhiên về nguyên tắc đó là những tiêu chí phản ánh lợi ích chính đáng, phù hợp với đường lối quan điểm của Đảng, song phải nhận thức và giải quyết sao cho hài hồ hợp tình hợp lý. Lợi ích về mọi mặt chính là động lực thúc đẩy tính tích cực trong hoạt động của con người, tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, lợi ích đó phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với lợi ích tập thể, xã hội; đồng thời nó địi hỏi phải được giải quyết hài hoà trên cơ sở sự thống nhất giữa lợi ích chung và riêng, giữa cống hiến và hưởng thụ, khơng thể đánh đồng, xố nhoà ranh giới, hoặc quá thiên
thậm chí tuyệt đối hố về lợi ích vật chất, chỉ chăm lo cho bản thân, làm giàu bằng mọi giá, bất chấp tất cả.
Thanh niên quân đội với sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc XHCN trong điều kiện HNQT hiện nay phải là lực lượng nịng cốt xung kích, đi đầu bảo vệ giữ gìn những giá trị tinh tuý, nhân văn trong BSVHDT. Điều đó địi hỏi sự cống hiến tất cả sức lực, trí tuệ của tuổi trẻ cho sự nghiệp cách mạng, thậm chí kể cả tính mạng của mình, vì hạnh phúc nhân dân, vì lợi ích quốc gia dân tộc. Chỉ có hồn thành tốt nhiệm vụ vẻ vang đó mới xứng đáng với truyền thống cha anh, với các thế hệ đi trước, mới có thể làm trịn vai trị lịch sử của mình, góp phần đảm bảo cho đất nước trường tồn và phát triển bền vững…Muốn vậy cần phải tăng cường giáo dục cho thế hệ TNQĐ hôm nay thực sự thấm nhuần và noi theo những tấm gương của thế hệ đi trước với tinh thần yêu nước, bất khuất kiên trung, tự tôn, tự hào dân tộc… mà trong trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc rất hào hùng và oanh liệt. Phải làm sao cho mỗi thanh niên thấm nhuần sâu sắc, biết vận dụng sáng tạo lý tưởng cách mạng: “Tuổi trẻ phải biết cống hiến”, cống hiến là cao quí nhất, cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống nghèo nàn lạc hậu; hãy giữ vững và tiếp nối “Bài ca ra trận” trước đây bằng “Bài ca thanh niên sơi nổi”, “Bài ca tình nguyện” hiện nay, cống hiến hết sức mình cho sự phát triển đất nước, hãy nắm tay nhau đoàn kết cùng hát: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hơm nay”, sẵn sàng nhận và hoàn thành bất cứ nhiệm vụ gì khi Đảng cần, dân gọi đem tinh thần, nghị lực, trí tuệ và hồi bão để xây dựng Tổ quốc Việt Nam giầu đẹp, sánh vai cùng các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Thực tiễn hiện nay cho thấy, tác động mặt trái của cơ chế thị trường, cùng với các âm mưu thủ đoạn chống phá tinh vi, thâm độc của CNĐQ và các thế lực phản động đối với cách mạng nước ta nói chung và đối với thanh niên nói riêng, cùng với sự thiếu nỗ lực trong rèn luyện, tu dưỡng bản thân, đã xuất hiện hiện tượng lệch chuẩn giá trị chuẩn mực ở một bộ phận TNQĐ. Họ có biểu hiện đề
cao và tuyệt đối hố lợi ích cá nhân, coi trọng các lợi ích kinh tế - vật chất, coi nhẹ các giá trị văn hoá, đạo đức. Do các nguyên nhân và hạn chế trên dễ bị suy thoái, biến chất về đạo đức, lối sống ở một bộ phận TNQĐ với các mức độ khác nhau.