Lịch sử phát triển của phẫu thuật Phakic hậu phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả lâu dài của phương pháp đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị nặng (Trang 27 - 30)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

1.3. PHẪU THUẬT PHAKIC HẬU PHÒNG ICL ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ NẶNG

1.3.2. Lịch sử phát triển của phẫu thuật Phakic hậu phòng

Năm 1996 Fyodorov lần đầu tiên đã đặt TTTNT hậu phòng trên mắt còn thể thủy tinh. Tuy nhiên vấn đề đục thể thủy tinh và viêm màng bồ đào xảy ra khá phổ biến đã dẫn đến đòi hỏi phải liên tục cải tiến TTTNT. Việc cải tiến này gồm hợp nhất collagen vào chất liệu TTTNT để nó có đặc tính gần sinh học nhất. TTTNT pha kic ICL đã trải qua 6 lần thay đổi để đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ nhƣ hiện nay.

TTTNT ICL Collamer ra đời từ năm 1997. Nó gồm Collagen copolymer 0,4% ổn định bằng polyhydroxy ethylmethacrylate 60%; nƣớc 37,5%; Benzophone 3,3%, là chất liệu IOL tốt vì tính an tồn và thích ứng với mắt. Chất liệu này giảm thiểu đáng kể hiện tƣợng quang sai gây ra sự chói sáng. Đây là một chất cao phân tử tinh khiết tuyệt đối, không pha lẫn bất kỳ

đơn chất phân tử nào hoặc virus sinh vật nào. Chính sự tinh khiết của Collamer

đã làm giảm đáng kể hiện tƣợng viêm nhƣ viêm màng bồđào, viêm mống mắt. Ngồi ra, Collamer có 0,3% collagen là tỷ lệ tối ƣu về sinh học. Hợp chất Collamer có khả năng tƣơng thích cao nhờ hai cơ chế:

- Ngăn chặn sự lắng đọng của các chất protein và các tế bào lƣu thông trong thủy dịch. Collagen trong Collamer Lens tích điện âm, Protein trong thủy dịch cũng tích điện âm nên có hiện tƣợng đẩy điện tích dọc theo diện tiếp xúc, vì vậy Protein khơng bám vào đƣợc mặt kính.

Hình 1.6: Hiện tượng đẩy điện tích dọc theo diện tiếp xúc

Hình 1.7: TTTNT collamer ngăn lng đọng tế bào và protein

Ngăn lắng đọng sắc tố Lắng đọng tế bào và protein lên kính acrylic Kính Collamer ngăn chắn sự lắng đọng tế bào và protein. Collagen trong Collamer Lens tích

- Collagen có ái lực đặc biệt với các sợi fibronectin và tạo nên 1 lớp đơn sợi fibronectin trên bề mặt kính. Chính lớp fibronectin này ngăn chặn sự lắng đọng của protein. Khi lớp đơn sợi đƣợc hình thành, kính Collamer sẽ trở nên “vơ hình “ đối với cơ thể. Phản ứng viêmđƣợc kích hoạt bởi hệ thống bảo vệ của cơ thể

khi có dị vật xâm nhập. Collamer khơng bị cơ thể phát hiện ra nhƣ 1 vật lạ, nên tồn tại “yên lặng” trong mắt lâu dài, không gây phản ứng viêm.

Ngồi ra Collamer có khả năng tự phục hồi sau khi tiếp xúc với tia laser YAG, tỷ lệ đục bao sau trên những bệnh nhân đƣợc đặt kính Collamer thấp hơn so với kính acrylic.

Thể thuỷ tinh nhân tạo (ICL) trong nghiên cứu là V4 và Toric ICL (TICL)

với ƣu điểm nổi bật là điều chỉnh đƣợc cả cận thị, viễn thị và loạn thị (khúc xạ cầu và khúc xạ trụ). Cận thị điều trị đƣợc từ -0.5D đến -19D, loạn thị đến 3D và viễn thị đến 5D. Kiểu dáng ICL đơn giản, có 4 footplace với kích thƣớc và thiết kế phù hợp để đặt vào sulcus. Trên bề mặt ICl có đánh dấu chiều để tránh lộn ngƣợc TTTNT khi đƣa vào nhãn cầu. Với Toric ICL điều chỉnh loạn thị có thêm 2 vị trí đánh dấu trục của TTTNT.

Hình 1.8. TTTNT (ICL) V4 và Toric ICL (TICL)

(Nguồn: Principles and practice of Ophthalmology,2012)

Đây là mẫu TTTNT đã qua nhiều cải tiến, rút kinh nghiệm từ những thế hệ V1, V2, V3 nên giảm thiểu các biến chứng nhƣ tăng nhãn áp, đục thể thủy tinh, mất nội mô giác mạc... Gần đây nhất STAAR đƣa ra model V4c với một lỗ thốt thủy dịch trên TTTNT nên khơng cần thiết phải laser mống mắt chu biên trƣớc đó nữa. Tuy nhiên V4c chƣa đƣợc đƣa vào Việt nam trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả lâu dài của phương pháp đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị nặng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)