Các biến chứng của phẫu thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả lâu dài của phương pháp đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị nặng (Trang 120 - 123)

Tác giả Britgit L 2004 [5] Risto JU 2002 [48] ITM group 2001[66] NTThủy 2015 KXTĐC trmổ -14.50D -15D -3÷-20 D -14.54 D Biến chứng Số mắt 76 % Số mắt 38 % Số mắt 523 % Số mắt 99 % Đục bao trƣớc TTT 11 14,5 11 2,1 1 1 Đục TTT 1 2,7 0 0 BVM 1 0 0 Mất BSCVA 3 3,9 2 5,3 0 1 1 Lệch ICL 2 5,3 0 0 Tăng nhãn áp 3 7,9 0 4 5

 Trong nghiên cứu của chúng tơi, có 4 mắt (4%) ở 3 bệnh nhân có hiện tƣợng lóa, trong đó có 2 bệnh nhân mổ 1 mắt, 1 bệnh nhân mổ 2 mắt, các bệnh nhân đều thấy lóa khi nhìn vào 1 đèn sáng ở trong bóng tối. Tuy nhiên hiện tƣợng này cũng dễ thích nghi và bệnh nhân khơng thấy bị cản trở trong sinh

hoạt hàng ngày. Hiện tƣợng nhìn đèn thấy lóa trong tối, có thể giải thích đƣợc do kích thƣớc phần quang học (optic) của thể thủy tinh nhân tạo chỉ đạt 5,5 mm. Trong tối, đồng tử bệnh nhân giãn to hơn kích thƣớc này nên bệnh nhân thấy lóa, tuy nhiên hiện tƣợng này cũngmất đi nhanh chóng ngay sau một thời

gian. Cũng cần thiết đo đƣờng kính đồng tử khi có ánh sáng và trong tối, nếu bệnh nhân có đƣờng kính đồng tử giãn rộng trong tối lớn hơn nhiều so với đƣờng kính của optic TTTNT chắc chắn sẽ gây hiện tƣợng lóa sau phẫu thuật. Cần giải thích cho bệnh nhân trƣớc mổ, vì đây là triệu chứng chính khiến bệnh

Cũng chính 3 bệnh nhân này phàn nàn về hiện tƣợng nhìn hai hình. Một bệnh nhân đã mổ LASIK mắt kia (mắt mổ LASIK có khúc xạ trƣớc mổ

là -1.75D, cịn mắt mổ phakic là -14D). Một bệnh nhân chỉ mổ 1 mắt trong khi

mắt kia cận khá cao (-17D). Bệnh nhân còn lại mất 3 hàng thị lực so với chỉnh kính tốt nhất trƣớc mổ. Có thể thấy hiện tƣợng hai hình này đều xảy ra ở những mắt có chênh lệch khúc xạ nhiều. Tuy nhiên hiện tƣợng này cũngmất đi trong thời gian 3 tháng theo dõi sau mổ.

10% bệnh nhân có cảm giác cộm vƣớng sau phẫu thuật, cảm giác này mất đi sau khi cắt bỏ mũi chỉ giác mạc cho bệnh nhân sau mổ 2 tuần. Khơng có

bệnh nhân nào phàn nàn về các triệu chứng nhƣ nhìn quầng, kích thích, chói,

cộm, chảy nƣớc mắt, dao động thị lực ... sau phẫu thuật, tỷ lệ này cũng tƣơng tự nhƣ các nghiên cứu khác [6],[7], [8],[10]

Theo y văn, các biến chứng của phẫu thuật gồm biến chứng trƣớc mổ nhƣ xuất huyết do laser mống mắt, biến chứng trong mổ nhƣ chạm bao trƣớc thể thuỷ tinh, xoay TTTNT và biến chứng sau mổ nhƣ: tổn thƣơng thể thuỷ

tinh, tăng nhãn áp, rò vết mổ, mất tế bào nội mô, bong võng mạc, viêm nội

nhãn...

Các biến trƣớc và trong mổ thực tế ít xảy ra và có thể phịng tránh đƣợc, chỉ cần phẫu thuật viên chú ý và cẩn thận trong thao tác. Xuất huyết mống mắt sau laser mống mắt không gặp nhiều và tiêu sau vài ngày. Chúng

tôi cũng gặp 3 ca xuất huyết mống mắt sau laser mống mắt nhƣng máu tiêu ngay ngày thứ hai sau khi khám lại.

Biến chứng chạm bao thể thủy tinh và xoay trục TTTNT, chỉ cần lƣu ý không bao giờ đƣợc chạm vào vùng optic trung tâm, tất cả các động tác đặt, đẩy, xoay TTTNT đều phải thực hiện ở vùng ngoại vi, cụ thể là haptic của IOL để tránh làm xây xƣớc vùng optic cũng nhƣ tổn thƣơng thể thuỷ tinh. Các thao tác trong khi mổ nhƣ đánh dấu hoặc đặt khơng chính xác trục, dịch

chuyển ICL khi tháo nhầy, footplacecoos định kém...gây di lệch TTTNT hoặc đục TTT sau này.

Tỷ lệ đục bao trƣớc của chúng tôi cho tới thời điểm hiện tại là 1 mắt (1%), đục nhẹ và chƣa thành đục tiến triển cũng nhƣ chƣa ảnh hƣởng đến kết quả thị lực. Tỷ lệ đục bao trƣớc theo nghiên cứu của FDA [7] là 2,7% trong

đó 0,9% tiến triển thành đục thể thủy tinh. Theo Anna U [41], 2005, 7,7 %

đục bao trƣớc, tuy nhiên khơng có mắt nào tiến triển thành đục thể thủy tinh trong thời gian theo dõi hơn 30 tháng. Brigit L, 2004 [5] theo dõi kết quả lâu dài đặt ICL V4 trên 76 mắt cận thị từ 12 đến 36 tháng nhận thấy tỷ lệ đục thể thủy tinh là 14,4%, một nửa số đã giảm 0,5 dịng so với thị lực chỉnh kính tốt nhất trƣớc mổ, số còn lại giảm 1,8 dòng và trở thành đục thể thủy tinh tiến triển (6,6%). Nhƣng theo ITM group, 2001 [66], tỷ lệ đục bao trƣớc thể thủy

tinh chỉ là 2,1%. Theo các tác giả, tỷ lệ đục bao trƣớc thể thủy tinh liên quan

đến chấn thƣơng trong phẫu thuật, mắt có đục thể thủy tinh bắt đầu trƣớc khi mổ, tuổi bệnh nhân (trên 50 tuổi), TTTNT thế hệ cũ V1, V2, V3, chấn thƣơng

vào thể thủy tinh, giảm tế bào nội mô sau mổ... Độ vault (độ vồng) của ICL đƣợc tính bằng khoảng cách giữa mặt sau ICL và mặt trƣớc thể thủy tinh. Độ vồng của ICL (vault) không liên quan đến đục thể thủy tinh. Model ICL V4

đƣợc cải tiến làm giảm tối đa các biến chứng sau mổ so với các model cũ (V1,2,3) do hình dạng phù hợp sinh lý hơn và kích thƣớc vùng quang học (optic) lớn hơn. Kích thƣớc này cũng góp phần làm giảm hiện tƣợng nhìn lóa sau mổ. Do các mẫu thiết kế cũng nhƣ kỹ thuật mổ và chất nhày đƣợc cải tiến

liên tục nên tỷ lệ đục thể thủy tinh trong khoảng 5, 6 năm gần đây đƣợc cải thiện đáng kể.

Bảng 4.8: Tỷ lệ đục thể thuỷ tinhsau đặt ICLTác giả Số mắt bị đục TTT Tỷ lệ %

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả lâu dài của phương pháp đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị nặng (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)