Tình trạng mất răng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tình trạng sức khỏe răng miệng, nhu cầu điều trị và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cho người cao tuổi tại tỉnh yên bái (Trang 25 - 28)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.1. Thực trạng và nhu cầu điều trị bệnh răng miệngở người cao tuổi

1.1.3. Tình trạng mất răng

Mất răng là tình trạng phổ biến ở NCT. Tuỳ số lượng và vị trí các răng mất mà gây ảnh hưởng ở nhiều phương diện với các mức độ khác nhau: các răng còn lại bị xơ lệch, chồi lên, thịng xuống, di lệch. Đường cong sinh lý Spee của khớp cắn bị biến dạng. Kích thước chiều cao và chiều rộng của sống hàm giảm, trường hợp nặng sống hàm hàm trên gần như phẳng với vòm hầu, sống hàm dưới ở ngang bằng với sàn miệng. Tầng mặt dưới bị hạ thấp, tương quan giữa hai hàm thay đổi, đôi khi ngược nhau làm rối loạn về tương quan và các hoạt động chức năng của khớp cắn. Do mất răng, các cơ nhai, cơ bám da mặt thoái hoá, mất trương lực dẫn đến những thay đổi ở vùng mặt, miệng: má xệ xuống, hóp lại, rãnh múi - má rõ nét hơn, mặt mất cân xứng hai bên, môi xập xuống, bĩu ra, khoé môi cụp xuống dẫn đến những ảnh hưởng thẩm mỹ của khuôn mặt. Chức năng tiêu hoá ảnh hưởng do nhai giảm, tác dụng nghiền nhỏ thức ăn bị hạn chế, nói khơng rõ tiếng và đôi khi hô hấp cũng bị rối loạn [48],[49].

Nhu cầu của NCT về điều trị phục hình răng là rất cao (tỷ lệ mất răng theo Trần Thanh Sơn năm 2012 là 83,3% vì răng, hàm giả có một ý nghĩa rất thiết thực, nhằm khơi phục lại các chức năng và có ý nghĩa phịng bệnh, duy trì sự bền vững tương đối của các răng cịn lại vốn khơng hồn tồn khoẻ mạnh, hạn chế tối đa sự mất thêm răng. Theo nghiên cứu của Paul Eke (2012) tại Mỹ và của Jung SH (2008) thì khi có răng, hàm giả sẽ giúp NCT hồ nhập vào cộng đồng tốt hơn, tránh tâm lý mặc cảm già nua, bệnh tật hay tàn phế [50], [51].

1.1.3.1. Thực trạng mất răng ở người cao tuổi

Bảng 1.5: Tình hình mất răng ở người cao tuổi tại một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam

Tác giả Quốc gia Năm Tuổi N

Số trung bình Mất tồn bộ

Ambjorsen [49] Skedsmo Norwegian 1986 - 430 14,1 63,0

Bergman J.D và Cs [41] Melbourne Australian 1990 - 303 18,4 64,3

Thiều Mỹ Châu [48] HCM Việt Nam 1993 60 394 // 19,5

Galand D và Cs [25] KeeWatin Canada 1993 - 54 23,0 33,0

Jung SH [51] Hàn Quốc 2008 >60 - - 23,5

Trương Mạnh Dũng [22] Việt Nam 2017 60 10800 // 20,6

Tình hình mất răng nói chung cũng như mất tồn bộ răng nói riêng khác nhau theo dân tộc, quốc gia, vùng lãnh thổ, châu lục cũng như ngay trong một quốc gia và cũng tuỳ thuộc vào tình hình tuổi thọ của dân số. Nhìn chung, số liệu điều tra dịch tễ học về mất răng toàn bộ cũng như số răng mất trung bình mỗi người thuộc châu Á là thấp hơn so với các nước thuộc châu Âu, châu Úc, châu Đại Dương và Mỹ. Các nghiên cứu cũng cho thấy: tình trạng mất răng tăng dần theo chiều tăng của tuổi và có liên quan tới một số yếu tố nhân khẩu - xã hội học…Hiện nay mất răng vẫn còn là vấn đề răng miệng của NCT. Mặc dù trong những thập niên gần đây, người ta thấy số răng tự nhiên cịn lại có tăng lên, số người mất răng tồn bộ có giảm. Theo kết quả điều tra quốc gia (1989 - 1990) so với điều tra 1985-1986 ở Mỹ cho thấy: số người mất răng toàn bộ ở độ tuổi ≥ 70 đã giảm từ 46,3% còn 37,6%. Số người còn 20 răng trở lên tăng từ 20,3% lên 28,0%. Nếu so sánh với tình hình mất răng tồn bộ ở Mỹ 1962 các tác giả thấy: tỉ lệ người có mất răng tồn bộ ở nam năm 1962 là 65,6% nữ là

tại Mỹ, Mandel I.D. (1996) cho biết số mất răng tồn bộ là 38,1% ở nhóm tuổi 55-64 trong vòng chưa đầy 30 năm đã giảm cịn 15,6% [52].

1.1.3.2. Nhu cầu phục hình ở người cao tuổi

Sức khỏe răng miệng là một phần sức khỏe toàn thân và liên quan đến chất lượng cuộc sống. Mất răng là một phần của vấn đề răng miệng. Mất răng đem lại các vấn đề thẫm mỹ, chức năng và giao tiếp xã hội [53],[54]. Theo nghiên cứu trên người bệnh cao tuổi tại bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương thành phố Hồ Chí Minh, mất răng chiếm tỉ lệ cao 93,7%. Mất răng không mang hàm giả hàm trên 65,7%, hàm dưới 71,0%. Vì vậy, việc xác định nhu cầu phục hình răng cho NCT là hết sức cần thiết [55].

Nhìn chung, NCT ở thành phố Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Huế đều có tình trạng chung là mất răng nhưng khơng mang phục hình có thể do điều kiện kinh tế eo hẹp, kiến thức chăm sóc răng miệng cịn hạn chế. Đây cũng là điểm khác biệt ở Việt Nam.

Nguyễn Võ Duyên Thơ (1992) điều tra trên 318 người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ người có nhu cầu hàm giả bán phần là 38,1% (hàm trên) và 40,7% (hàm dưới). Tỉ lệ người có nhu cầu làm răng giả toàn hàm ở hàm trên là 40,7% và tỉ lệ này ở hàm dưới là 30,4% [17].

Theo Đức Hoàng Thanh Trúc (2004), nghiên cứu trên 321 NCT tại thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu làm phục hình bán hàm ở nhóm tuổi 60-74 có tỉ lệ là 68,1%, nhóm ≥ 75 tuổi có tỉ lệ là 64,05%. Nhu cầu làm phục hình tồn hàm ở nhóm tuổi 60-74 chiếm tỉ lệ 14,22%, nhóm ≥ 75 tuổi chiếm tỉ lệ 10,34% [56]. Phan Vinh Nguyên (2006) nghiên cứu trên 400 NCT ở thành phố Huế, tình trạng khơng mang hàm giả ở hàm trên chiếm tỉ lệ 83,5%-100%, tỉ lệ này ở hàm dưới 93,1%-100%. Tỉ lệ người mang hàm toàn bộ ở hàm trên là 1,3%- 3,4%, tỉ lệ này ở hàm dưới là 1,6% - 3,4%. Tỉ lệ người mang hàm bán phần ở hàm trên là 3,2% - 8,9%, tỉ lệ này ở hàm dưới là 2,4% - 3,8%. Số người cần được làm răng giả là 257/300 người chiếm 85,7 %, trong khi đó số người có

răng giả đang sử dụng được chỉ chiếm 26,1 % [30]. Vì vậy, để tạo điều kiện cho NCT phục hồi được chức năng ăn nhai và ngăn ngừa những rối loạn về khớp cắn bằng điều trị phục hình răng, hàm giả là việc hết sức cần thiết.

Theo Jung SH (2008), tình trạng mất răng tồn bộ hai hàm ở NCT tại Hàn Quốc là 22,5%, mất răng toàn bộ hàm trên 14,7%, mất răng toàn bộ hàm dưới 3,7%. Nhu cầu điều trị phục hình răng: không cần thiết 55,8%, điều trị một hàm 23,5%, điều trị cả hai hàm 20,7% [51]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Bài nhu cầu răng giả ở người trên 60 tuổi là 90,43 %. Điều tra của Trần Văn Trường [18] ở người 45 tuổi trở lên thì người có hàm giả chiếm 12,5 %.

Răng, hàm giả có ý nghĩa thiết thực nhằm giải quyết những hậu quả của sự mất răng, khôi phục lại các chức năng vốn có là biện pháp có ý nghĩa phịng bệnh, duy trì sự bền vững tương đối của các răng cịn lại vốn đã khơng hoàn toàn khỏe mạnh, hạn chế tối đa sự mất thêm răng.

Hình 1.3. Hình ảnh mất răng ở người cao tuổi.[57]

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tình trạng sức khỏe răng miệng, nhu cầu điều trị và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cho người cao tuổi tại tỉnh yên bái (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)