Một số nghiên cứu can thiệp bệnh răng miệngở người cao tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tình trạng sức khỏe răng miệng, nhu cầu điều trị và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cho người cao tuổi tại tỉnh yên bái (Trang 47 - 49)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.3. Một số nghiên cứu can thiệp bệnh răng miệngở người cao tuổi

Hiệu quả của việc kiểm soát mảng bám răng ở NCT đã được chứng minh qua nghiên cứu năm 1993 của Vigild M trên 407 người sống tại Viện dưỡng lão, các đối tượng này được chăm sóc, hướng dẫn vệ sinh răng miệng, kết quả cho thấy tình trạng sâu răng và mảng bám răng thấp hơn so với những người khơng nhận được sự chăm sóc. Năm 1999, Mascarenhas A.K cho thấy những người đi khám răng miệng định kỳ, lấy cao răng, làm vệ sinh răng miệng có SKRM tốt hơn hẳn so với những người khơng đi khám thường xuyên [83]. Tác giả Simons (2002) sử dụng biện pháp đơn giản là cho nhóm đối tượng ở nhà dưỡng lão nhai kẹo cao su có chứa Xylitol và Cholorhexidine ngày 2 lần,

mỗi lần 15 phút, sau hơn 12 tháng thấy tình trạng răng miệng cải thiện rõ rệt so với nhóm đối chứng [77]. Tác giả Griffin S.O. đã tổng kết các kết quả nghiên cứu can thiệp sử dụng fluor để phịng bệnh sâu răng ở nhóm người trên 20 tuổi và nhóm người trên 40 tuổi, độ tuổi trong nghiên cứu dao động từ 20-75. Kết quả cho thấy hàng năm tỷ lệ sâu răng giảm 29% (95% CI: 0,16 - 0,42) và tỷ lệ sâu chân răng giảm 22% (95% CI: 0,08 - 0,37). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ sâu răng ở nhóm khơng tiếp xúc với fluor cao hơn so với nhóm được tiếp xúc với fluor ở mọi lứa tuổi. Tác giả kết luận: Fluor giúp ngăn ngừa sâu răng ở mọi lứa tuổi [84]. Gần đây, một số nghiên cứu về tình trạng mất răng sau khi điều trị duy trì BQR được thực hiện mang lại kết quả khả quan. Tác giả Costa (2012) tiến hành nghiên cứu trên 164 đối tượng và theo dõi trong vòng 03 năm. Kết quả cho thấy số răng mất trung bình mỗi năm là 0,22 ở nhóm có hoạt động điều trị duy trì và 0,26 ở nhóm khơng có hoạt động can thiệp [85]. Nghiên cứu của Kim (2014) với thời gian theo dõi trung bình lên đến 11 năm cũng cho kết quả tương tự (số răng mất trung bình mỗi năm là 0,14 ở nhóm can thiệp và ở nhóm đối chứng là 0,21 [71].

Tại Việt Nam, tác giả Phạm Văn Việt đánh giá hiệu quả can thiệp (HQCT) theo nội dung chương trình chăm sóc SKRM ban đầu cho thấy sau 2 năm tỷ lệ người có vùng quanh răng lành mạnh ở nhóm can thiệp tăng lên rõ rệt so với nhóm đối chứng. Hiệu quả được tính là 12,09%, tỷ lệ đối tượng có túi lợi nơng giảm xuống 68,96% và có cao răng giảm xuống 39,58%. Ngồi ra hiệu quả can thiệp đã tăng tỷ lệ người khơng có mảng bám răng là 6,01% [5]. Nghiên cứu của tác giả Lương Xuân Tuấn (2012) tiến hành trên 61 bệnh nhân viêm quanh răng nặng, sau khi can thiệp cho thấy việc điều trị có hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện các chỉ số quanh răng như giảm độ sâu túi quanh răng, mức MBR quanh răng, cải thiện chỉ số lợi và chỉ số vệ sinh răng miệng tại các thời điểm sau điều trị so với trước điều trị [86].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tình trạng sức khỏe răng miệng, nhu cầu điều trị và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cho người cao tuổi tại tỉnh yên bái (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)