Các biện pháp điều trị và dự phòng bệnh sâu răng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tình trạng sức khỏe răng miệng, nhu cầu điều trị và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cho người cao tuổi tại tỉnh yên bái (Trang 29 - 35)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.2. Các biện pháp phòng bệnh răng miệng cho người cao tuổi

1.2.1. Các biện pháp điều trị và dự phòng bệnh sâu răng

Ngày nay cùng với sự phát triển của các phương tiện chuẩn đoán cũng như vật liệu và kỹ thuật đã đưa đến sự thay đổi lớn trong điều trị và dự phòng bệnh sâu răng. Các tổn thương sâu răng muộn đã tạo lỗ sâu việc điều trị không đơn thuần dừng lại ở việc loại bỏ các tổ chức bị sâu và trám hay phục hình lại phần thân răng bị tổn thương, mà cần phải kết hợp với việc đánh giá nguy cơ gây sâu răng và áp dụng các biện pháp kiểm soát các yếu tố này. Trong những năm gần đây việc sử dụng laze huỳnh quang, ánh sáng xuyên thấu, đo điện trở men đã giúp chúng ta phát hiện được tốt hơn các tổn thương sâu răng ở giai đoạn sớm, giúp cho việc điều trị tốt hơn, giảm chi phí điều trị bằng biện pháp hóa học nhằm phục hồi hồn tồn hoặc ngăn chặn q trình tiến triển của sâu răng mà không cần khoan trám.

- Kiểm soát nguy cơ sâu răng bao gồm: thay đổi hành vi, điều hịa tác nhân hóa học trong mảng bám răng, kích thích lưu lượng nước bọt, hoặc bổ sung các thành phần tái khống hóa [58],[59],[60].

1.2.1.1. Các nội dung dự phịng sâu răng

Các chính sách dự phịng sâu răng của liên đồn nha khoa Quốc tế

FDI và tổ chức Y tế Thế giới

Từ năm 1908, liên đoàn nha khoa Quốc Tế (FDI) đã rất quan tâm đến dự phòng sâu răng, tuyên bố ủng hộ nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh và từ đó liên tục nghiên cứu, tìm kiếm các biện pháp phịng bệnh sâu răng. Tại hội nghị FDI năm 1953 ở Oslo, năm 1960 ở Dublin, năm 1966 ở Tel Avie và năm 1995 ở Bruxell đã thống nhất việc Fluor hóa nước uống là biện pháp phịng bệnh có hiệu quả và ít tốn kếm nhất. Từ đó cho tới nay, bất kỳ hội nghị nha khoa Quốc tế nào của FDI cũng đều có chương trình dự phịng sâu răng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng rất quan tâm đến dự phòng sâu răng. Từ năm 1958, WHO đã thành lập Ủy ban nghiên cứu về Fluor và sức khỏe, và

từ đó liên tục đưa ra các khuyến cáo về dự phòng sâu răng. Năm 1979, WHO đã đặt ra mục tiêu cho toàn cầu đến năm 2000 là chỉ số SMT ở lứa tuổi 12 không được vượt quá 3,0. Hai năm sau, năm 1991 WHO và FDI bổ sung thêm và đưa ra 5 mục tiêu toàn cầu cho năm 2000, bao gồm các mục tiêu sau:

5-6 tuổi : 50% không bị sâu răng 12 tuổi : DMFT (SMT) = 3

18 tuổi : 85% giữ được toàn bộ răng

35- 44 tuổi : Giảm 50% số người khơng cịn răng so với năm 1981 65 tuổi : Giảm 25% số người khơng cịn răng so với năm 1981

Ủy ban Chuyên gia của WHO đã họp tại Geneva vào tháng 9 năm 1983 và đưa ra tuyên bố: Cần tăng cường áp dụng các chương trình dự phịng bệnh răng miệng cho cộng đồng, để duy trì các thành tựu ở các nước cơng nghiệp hóa và ngăn chặn gia tăng bệnh răng miệng ở các nước đang phát triển.

Ngày 07/4/1994, nhân ngày sức khỏe răng miệng thế giới, WHO đã nhắc lại 5 mục tiêu toàn cầu cho năm 2000 đã được đặt ra từ năm 1979 cho đến năm 1981 và đề ra thêm 2 mục tiêu toàn cầu cho năm 2000 là:

- Tiếp tục cải thiện tình trạng sức khỏe

- Tăng cường các điều kiện để cộng đồng có thể áp dụng các biện pháp phòng bệnh đầy đủ.

Đồng thời WHO cũng kêu gọi các nước đang phát triển đẩy mạnh các biện pháp dự phòng như các nước cơng nghiệp hóa đã làm [1].

Các biện pháp can thiệp

Năm 1984, WHO đã đưa ra các biện pháp phòng bệnh sâu răng, các biện pháp này bao gồm:

a) Các biện pháp sử dụng Fluor

- Theo đường tồn thân: Fluor hóa nguồn cung cấp nước, đưa Fluor vào muối, dùng viên Fluor, các loại đồ uống có Fluor như: sữa, nước hoa quả.

- Theo đường tại chỗ

+ Súc miệng với dung dịch Fluor 0,05%, hoặc 0,2% + Dùng kem đánh răng có Fluor

+ Dùng gel Fluor hoặc varnish Fluor. + Sử dụng phối hợp các dạng Fluor.

b) Trám bít hố rãnh chất trám bít hố rãnh có tác dụng ngăn ngừa sâu răng ở mặt nhai trong thời gian lưu gữi trên răng.

c) Chế độ ăn uống hợp lý phịng sâu răng: Kiểm sốt các thức ăn và đồ uống có đường.

d) Hướng dẫn vệ sinh răng miệng.

e) Sử dụng chất kháng khuẩn để phòng ngừa sâu răng. f) Các liệu pháp khác.

Một số tài liệu có nhắc tới liệu pháp thay thế: sử dụng các vi khuẩn đối kháng với vi khuẩn gây sâu răng để kiểm soát sâu răng.

Liệu pháp vaxin: các nghiên cứu cho thấy có thể tạo được đáp ứng miễn dịch chống lại vi khuẩn sâu răng. Vì các đột biến của Streptococci là tác nhân chính gây sâu răng nên người ta nghĩ đến các khả năng tạo ra các vaxin bằng việc sử dụng chính các vi khuẩn này (vaxin) hay các phân tử của các vi khuẩn này (Sub-unit vaxin) để gây miễn dịch.

Liệu pháp ozon: trên thế giới, người ta nghiên cứu việc đưa ozon vào mô răng bị sâu bằng cách dùng áp lực hơi kết hợp với phản ứng hóa học để tạo mơi trường kiềm chế vi khuẩn phát triển, tăng q trình tái khống của tổ chức cứng của răng, giúp giảm đáng kể tình trạng sâu răng. Ozon sử dụng trong nha khoa là một hỗn hợp của ozon tinh khiết với tỷ lệ 0,05% - 5% O3 và oxy sạch với tỷ lệ 95% - 99,5% O2 [61], [62], [63].

1.2.1.2. Vai trò của nước súc miệng fluor trong phòng và điều trị tổn thương sâu răng sớm

 Cơ chế tác dụng của nước súc miệng fluor

Fluor thường tồn tại dưới dạng hợp chất khi ở trong tự nhiên, một số hợp chất ở dạng trơ số khác ở dạng muối dễ hòa tan, các dạng muối hòa tan thường được dùng trong các sản phẩm dự phịng sâu răng vì nhờ khả năng giải phóng ra ion fluor là ion có ái lực rất mạnh với thành phần chất vô cơ của men răng để tạo ra fluor apatite cứng và đề kháng tốt hơn với acide, đồng thời sự di chuyển của ion fluor cùng là lực hút điện tích mạnh mẽ để kéo theo sự di chuyển của ion canxi tích điện dương đi theo, tiếp theo sẽ là sự di chuyển của ion photphate vào để tạo thành tinh thể men răng hoàn chỉnh sửa chữa và lấp đầy vùng hủy khoáng.

Các muối fluor được pha trong nước để tạo ra nước súc miệng fluor, có ưu điểm rất lớn so với các dạng sản phẩm cung cấp fluor khác như gel hoặc vecni vì fluor ln được tồn tại dưới dạng ion trong dung dịch, vì vậy có thể rất dễ dàng và thuận lợi tiếp cận với tất cả bề mặt và khe kẽ răng, phản ứng trực tiếp và tức thì ngay khi tiếp súc với bề mặt men ngà khi súc miệng, vì vậy sử dụng nước súc miệng fluor để phịng và điều trị sâu răng (tái khống hóa lại các tổ chức men răng bị hủy khoáng) được đánh giá là đơn giản nhất và cho hiệu quả cao.[64], [65], [66], [67].

 Một số nghiên cứu về dự phịng sâu răng nước súc miệng có Fluor.

Nước súc miệng fluor là một biện pháp sử dụng fluor trong phòng ngừa và điều trị sâu răng. Nước súc miệng fluor có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sâu răng, vừa an tồn vừa dễ áp dụng trên cộng đồng. Vì những lý do này, người ta ước tính có khoảng 100 triệu người trên khắp thế giới đang sử dụng nó để dự phịng và điều trị bệnh răng miệng. Có nhiều loại nước súc miệng fluor khác nhau về thành phần hợp chất của fluor, hàm lượng fluor, mùi vị,

màu sắc, đóng gói tùy theo mục đích sử dụng. Hợp chất của fluor thường được sử dụng trong các loại nước súc miệng là Natri fluoride (NaF), Kali fluor (KF), Thiếc fluor (ZnF). Hàm lượng fluor trong nước súc miệng thường được sử dụng là 0,05%, 0,2%, hoặc một số nước như Nhật hay sử dụng 750 đến 900 ppm Fluor [65].

Hiệu quả của nước súc miệng được minh chứng qua nghiên cứu tại tỉnh Niigata Nhật Bản, nơi áp dụng biện pháp này sớm nhất, kết quả cho thấy làm hạ chỉ số SMT của trẻ 12 tuổi xuống mức  1.0 [64].

Ferda Dogan và CS (2004), nghiên cứu trên thực nghiệm nhằm đánh giá tác dụng của ba loại nước súc miệng fluor ở các nồng độ khác nhau (226, 450, 900 ppm fluor) trên tổn thương sâu răng giai đoạn sớm (men răng được gây hủy khoáng nhân tạo), kết quả cho thấy sự tái khoáng bắt đầu sảy ra sau 14 ngày ở cả 3 nhóm, và chỉ có nhóm sử dụng nước súc miệng ở nồng độ 226 ppm Fluor, men răng trở về độ cứng ban đầu 66.

D.T.Zero và CS (2004) nghiên cứu lâm sàng đánh giá hiệu quả tái khống hố của nước súc miệng có chứa 100 ppm Fluor, cho thấy sau 2 tuần 42% tổn thương sâu răng giai đoạn sớm phục hồi độ cứng bề mặt 7.

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trịnh Đình Hải (2000), cho trẻ 6-15 tuổi súc miệng hàng tuần bằng dung dịch NaF 0,2% kết hợp cùng giáo dục vệ sinh răng miệng, sau 8 năm thấy sâu răng vĩnh viễn giảm 45% 8.

 Liều lượng và cách sử dụng nước súc miệng fluor

Nước súc miệng có thể dùng hàng ngày, mỗi ngày một lần hoặc dùng 1- 2 lần/tuần. Mỗi lần súc miệng từ 2- 4 phút.

Nghiên cứu của Ringelberg (1982) cho thấy khơng có sự khác biệt đáng kể giữa hiệu quả của việc cho súc miệng hàng ngày và hàng tuần, giữa nồng độ fluor cao hay thấp 65.

Nghiên cứu tại Nhật qua một chương trình nha cộng đồng, cho một nhóm học sinh súc miệng fluor hàng ngày trong tuần trong các ngày học tại trường, nhóm khác súc miệng 1 lần/tuần tại trường, nồng độ nước súc miệng fluor thay đổi theo độ tuổi, với học sinh mẫu giáo dùng nồng độ fluor nước súc miệng là 225- 250 ppm fluor, với học sinh tiểu và trung học học dùng nồng độ 900 ppm fluor. Cho thấy hiệu quả phòng sâu răng rất cao ở tất cả các nhóm 64.

Chỉ định và chống chỉ định sử dụng Fluor

WHO khuyến cáo, nước súc miệng fluor nên được sử dụng cho trẻ từ 4-5 tuổi trở lên tại các trường mầm non hoặc tại nhà, và đặc biệt có lợi cho các quốc gia như Nhật Bản nơi khơng có fluor hóa nước cộng đồng.

Khơng dùng cho những người bị dị ứng với fluor.

Nhiễm độc nước súc miệng fluor

Nhiễm độc fluor có thể cấp tính hoặc mãn tính, Fluor có thể gây nhiễm độc với liều cao dùng một lần hoặc liều thấp dùng trong thời gian dài, nhiễm độc fluor có thể ở xương, răng, thận, tuyến giáp, thần kinh, sự phát triển của cơ thể.

Một chai nước súc miệng fluor 0,05% đóng chai 500ml, chứa khoảng 0,5g fluor. Vì vậy mặc dù chưa có báo cáo nào về tử vong do uống hết một chai nước súc miệng 0,05%, tuy nhiên chúng ta cần khuyến cáo và đề phịng tránh khơng để chai nước súc miệng trong tầm tay trẻ em.

Nước súc miệng fluor đảm bảo được sự an tồn, vì nó khơng gây nguy hiểm cho sức khỏe ngay cả khi nuốt phải hoàn toàn, các báo cáo cho thấy nước súc miệng fluor được sử dụng tại Nhật Bản và một số nước rất an toàn, tuy nhiên cần hạn chế với trẻ quá bé do phản xạ nuốt, chỉ nên dùng cho trẻ trên 4 tuổi [68],[69].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tình trạng sức khỏe răng miệng, nhu cầu điều trị và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cho người cao tuổi tại tỉnh yên bái (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)