Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.1.4. Cách chọn mẫu
*Nghiên cứu định lượng
Bước 1. Chọn 30 chùm ngẫu nhiên cho mỗi khu vực thành thị và nông
thôn thuộc tỉnh Yên Bái, mỗi chùm là 1 xã/phường. (danh sách các xã, phường kèm theo - Phụ lục 5)
Bước 2. Chọn đối tượng nghiên cứu: Lên danh sách các người cao tuổi
trong xã/phường, chọn ngẫu nhiên đơn 45 người cao tuổi từ danh sách của mỗi xã/phường.
*Nghiên cứu định tính
- Tổng số cuộc phỏng vấn sâu là 40 cuộc.
- Các cán bộ y tế làm công tác quản lý và BS điều trị RHM được phỏng vấn sâu bao gồm: 20 cán bộ y tế trực tiếp tham gia công tác khám chữa bệnh và quản lý hệ thống chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chia làm 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, xã và các phòng khám Răng Hàm Mặt tư nhân; mỗi cấp chọn 5-7 cán bộ.
- Người cao tuổi: chọn 20 người cao tuổi trong số các đối tượng được chọn vào mẫu cho nghiên cứu định lượng (10 người tại các xã vùng nông thôn, 10 người tại các phường vùng thành thị).
Phỏng vấn sâu một số đối tượng cung cấp thơng tin nhằm tìm hiểu thêm về: mức độ phổ biến của bệnh răng miệng ở người cao tuổi trong cộng đồng, quan niệm của người cao tuổi về chăm sóc và dự phịng bệnh răng miệng, sự tiếp cận của người cao tuổi với dịch vụ chăm sóc răng miệng, trong trường hợp nào người cao tuổi thấy nhu cầu cần phải đến cơ sở khám chữa răng, đánh giá của người cao tuổi về các dịch vụ y tế hiện có, mong muốn của người cao tuổi nhằm được chăm sóc và điều trị răng miệng tốt hơn là những gì, phải làm gì để nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi. Phỏng vấn sâu cũng được tiến hành với một số người cao tuổi có hồn cảnh đặc biệt nhằm tìm hiểu sâu hơn mong muốn, nguyện vọng liên quan đến nhu cầu điều trị bệnh răng miệng của người cao tuổi.