. Nghiên cứu định lượng
4.1.1 Việt Nam là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ lớn thứ ba trên thế giới
Tiềm năng phát triển kinh doanh mì ăn liền trên cả thị trường nội địa và thị trường thế giới khá cao. Thị trường mì tồn cầu có thể được chia theo chủng loại gồm: mì thịt gà, rau, hải sản và các loại khác.
27
Các nhà sản xuất, chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường mì ăn liền tồn cầu hiện có Nissin Food Holdings; Nestle SA; ITC Limited; Capital Food Pvt Ltd; Ajinomoto Co, Inc; Acecook Việt Nam; Indofood Sukses Makmur Tbh; Aico Food Ltd; Samyang Corporation; Unilever PLC; Nongshim Co Ltd; Hebei Hualong Food Group và Master Kong.
Từ thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), có thể thấy thị trường châu Á có sức tiêu thụ lớn nhất, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) chiếm 56,45% tổng tiêu thụ tồn cầu năm 2020, thứ hai là Đơng Nam Á với 5 thị trường tiêu thụ chính gồm Indonexia, Việt Nam, Philippin, Thái Lan và Malaysia, chiếm 25,24%. Trung Quốc tuy có nhu cầu về mì ăn liền cao nhất thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ không cao như Việt Nam.
Theo WINA, nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới với lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47%(1) so với năm 2019. Trong các nước khối ASEAN, Philippin cũng có tỷ lệ tăng trưởng về nhu cầu mặt hàng mì gói, mì cốc khá cao, đạt 16,10% vào năm 2020. Nguyên nhân bởi Philippin là một quốc gia chịu nhiều thiên tai nên hầu hết người dân có xu hướng tiết kiệm tiền cho tương lai, ln dự trữ thực phẩm có thể dễ dàng nấu chín phịng trừ trong thời gian xảy ra thiên tai. Do vậy, mì ăn liền chính là một lựa chọn tối ưu nhất. (Bộ công thương, 2021)