Kết quả chỉ số siêu âm Doppler động mạch cảnh trong và hệ động m ạch sống nền

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu độc tính và tác dụng phục hồi chức năng vận động nhồi máu não trên lều sau giai đoạn cấp bằng viên nang hoạt huyết an não (Trang 122 - 124)

CHƢƠNG IV: BÀN LUẬN

4.2.6. Kết quả chỉ số siêu âm Doppler động mạch cảnh trong và hệ động m ạch sống nền

Siêu âm Doppler mạch cảnh cũng như siêu âm Doppler xuyên sọ là một phương pháp thăm dò, đánh giá tình trạng chức năng của các mạch máu an tồn, phương tiện kỹ thuật đơn giản, khơng tốn kém, có thể làm lại nhiều lần [42]. Trên bệnh nhân TBMN, siêu âm Doppler động mạch cảnh, động mạch sống - nền nhằm xác định nguyên nhân hẹp, tắc, mảng vữa xơ trên cơ sở các thông số huyết động của các động mạch ở vùng này [41],[42].

Tốc độ trung bình dịng máu (MFV) qua động mạch cảnh nhánh trong sọ, động mạch sống - nền và chỉ số cản (RI) là các thông số huyết động được quan tâm đánh giá. Kết quả bảng 3.43 (tr 84) cho thấy trước điều trị: Nhóm nghiên cứu: Tốc độ trung bình dịng máu qua động mạch cảnh trong và Chỉ số cản bên trái: 40,15 ± 8,32 (cm/giây) và 0,70 ± 0,05; bên phải: 40,63 ± 8,21 (cm/giây) và 0,71 ± 0,04; động mạch sống - nền: 33,21 ± 5,86 (cm/giây) và 0,70 ± 0,06. Nhóm chứng: Tốc độ trung bình dịng máu qua động mạch cảnh trong và Chỉ số cản bên trái: 41,95 ± 7,03 (cm/giây) và 0,70 ± 0,05; bên phải: 40,09 ± 8,24 (cm/s) và 0,71 ± 0,04; động mạch sống - nền: 33,58 ± 8,34 (cm/ giây) và 0,71 ± 0,06. Sự khác biệt giũa hai nhóm trước điều trị khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Sau điều trị, tốc độ dòng máu qua động mạch cảnh trong bên phải và động mạch sống - nền ở nhóm uống Hoạt huyết an não tăng có ý nghĩa so với trước điều trị và so với nhóm chứng (p < 0,05), tốc độ dịng máu động mạch cảnh trong bên trái tăng hơn trước điều trị (p< 0,001). Điều đó chứng tỏ Hoạt huyết an não có tác dụng thúc đẩy, tăng cường lưu thơng máu trong cơ thể, trong đó có tăng lưu lượng máu lên não. Chỉ số cản các vị trí thuộc động mạch nói trên thay đổi chưa có ý nghĩa (p > 0,05), ngoại trừ vị trí động mạch cảnh trong bên phải. Điều này có thể lý giải sức cản (RI) của mạch máu phụ thuộc nhiều yếu tốnhư tình trạng vữa xơ, mức độ xơ cứng động mạch, sức co bóp tống máu của cơ tim. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp bởi lẽ tuổi càng cao, mức độ đàn hồi của động mạch càng giảm, tỷ lệ vữa xơ tăng lên, làm tăng gánh thất trái, đặc biệt trên các bệnh nhân mắc các bệnh đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì…[160]. Một số các nghiên cứu đã chứng minh tình trạng vữa xơ, hẹp động mạch cảnh có liên quan đến nhồi máu não. Nghiên cứu của Lê Thị Hoài Thư và cộng sự trên 35 bệnh nhân nhồi máu não có tỷ lệ bệnh nhân vữa xơ động mạch cảnh (65,6%), động mạch cảnh trong

(51,1%), gây hẹp động mạch cảnh trong 24, 5% [178]. Nghiên cứu của Phùng Đức Lâm và cộng sự trên 200 bệnh nhân nhồi máu não cho thấy mối liên quan giữa mức độ hẹp động mạch cảnh trong và kích thước ổ nhồi máu: Hẹp dưới 50% tỷ lệ nhồi máu ổ khuyết 62,5%; nhồi ổ lớn 16,4%; hẹp trên 50% hoặc tắc hoàn toàn, tỷ lệ nhồi ổ khuyết giảm xuống 12,5%, nhưng nhồi ổ lớn tăng 60,6% [179]. Tình trạng vữa xơ mạch tăng, sự đàn hồi giảm và chỉ số cản càng lớn. Hậu quả tăng gánh cho tim, suy tim giảm lưu lượng máu đến cơ quan tổ chức trong cơ thể đặc biệt là não. Tóm lại vữa xơ mạch vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả gây nhồi máu não.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu độc tính và tác dụng phục hồi chức năng vận động nhồi máu não trên lều sau giai đoạn cấp bằng viên nang hoạt huyết an não (Trang 122 - 124)