trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
2.1. Khái niệm thực trạng
Theo từ điển Tiếng Việt, thực trạng được hiểu là “Tình trạng (thường là khơng tốt) đúng với sự thật, có khác với tình hình nhìn thấy bên ngồi.”
Trong tiếng Anh, từ “reality” có nghĩa là thực trạng. Được từ điển Oxford đưa ra khái niệm về “reality” như sau:
- Hoàn cảnh thật sự và những vấn đề tồn tại trong cuộc sống, và nó trái ngược với những việc mà bản thân mình mong muốn về cuộc sống. - Là một thứ thật sự được trải nghiệm hoặc nhìn thấy, và nó trái ngược
với những gì mà mọi người có thể tưởng tượng
Trên cơ sở tham khảo về định nghĩa của thực trạng trên thì “Thực trạng” trong nghiên cứu này được định nghĩa như sau: “Là phản ánh đúng sự thật những
gì đang diễn ra ở thời điểm hiện tại, phản ánh các vấn đề trong đời sống xã hội (cụ thể trong bài nghiên cứu này là về thực trạng Lo âu của sinh viên)”.
Với đặc trưng của thang SAS của Zung (Zung Self – Rating Anxiety Scale), những gì được khảo sát từ thang đo là những vấn đề mà chủ thể đã trải qua trong suốt một tuần vừa qua. Do đó, đề tài mơ tả thực trạng lo âu trong một tuần tại thời điểm thực hiện khảo sát trở về trước.
2.2. Lý luận về lo âu
20
Pham (2020), đã định nghĩa lo âu như sau: Lo âu là một trạng thái tâm lý rất thông thường của con người. Lo âu trong những điều kiện bình thường, là một phản ứng tâm lý thể hiện ý thức, trách nhiệm và mối quan tâm của cá nhân trong cuộc sống của riêng mình. Cảm giác lo âu là bản tính tự nhiên và có lợi vì nó giúp cho cá nhân thấy trước được những gì có thể xảy ra ngồi sự trơng đợi, cũng như giúp cá nhân có phản ứng chuẩn bị thích hợp để tìm cách giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nếu những cảm giác lo âu khơng có ngun nhân chính đáng, có tính cách rập khn, tái đi tái lại, bền vững và kiên trì, vượt ra ngoài khả năng chế ngự của cá nhân tới mức gây ảnh hưởng tệ hại đến đời sống tinh thần và thể chất của cá nhân thì tình trạng lo âu đó được chú ý như là một hiện tượng của căn bệnh rối loạn lo âu.
Le (2021), cá nhân mắc chứng rối loạn lo âu là những người có triệu chứng lo lắng, hốt hoảng hay sợ hãi tới mức bị ám ảnh và ln tìm cách tránh né những gì sẽ đưa đến cho mình cảm giác lo lắng, hốt hoảng hay sợ hãi.
Nguyen (2005), lo âu (anxiety) là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan toả, khó chịu, mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp, siết chặt ở ngực, khơ miệng, khó chịu ở thượng vị và bứt rứt, không thể ngồi yên hoặc đứng yên một chỗ. Lo âu là tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy ra và cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe doạ.
Qua đó, có thể thấy, lo âu là trạng thái tâm lý thông thường của con người, là tín hiệu báo động giúp con người đương đầu với sự đe doạ. Tuy nhiên, khi lo âu kéo dài với tần suất, cường độ, tốc độ và mức độ bất thường gây ra những khó khăn trong những hoạt động sống hằng ngày, ảnh hưởng đến sức khoẻ thể lý và tâm lý thì cơn lo âu sẽ trở thành rối loạn lo âu với sự biểu hiện của các triệu chứng tâm lý và triệu chứng cơ thể.
2.2.2. Biểu hiện của lo âu
Pham (2020), có nhiều loại rối loạn lo âu được biểu hiện bằng những cơn hốt hoảng (hoảng sợ) hoặc chứng sợ những nơi xa lạ trống vắng hoặc biểu hiện với sự kết hợp của cả hai biểu hiện trên.
21
Nguyen (2005), các biểu hiện triệu chứng của rối loạn lo âu bao gồm lo âu, căng thẳng vận động, tăng hoạt động thần kinh tự trị và sự cảnh giác về nhận thức. Sự căng thẳng vận động biểu hiện bằng run, bứt rứt và đau đầu. Sự tăng hoạt động thần kinh tự trị thường biểu hiện bằng sự thở dốc, vã mồ hôi, hồi hộp và các triệu chứng dạ dày – ruột. Sự cảnh giác nhận thức thể hiện bởi sự dễ bực tức và dễ giật mình.
Theo Thang đánh giá lo âu Zung (Zung Self – Rating Anxiety Scale – SAS) (Zung, W. W., 1971) các biểu hiện của lo âu bao gồm: các triệu chứng tâm lý như: sự lo lắng, bất an, hoảng sợ vơ cớ, khó bình tĩnh; các triệu chứng cơ thể như: run tay chân, đau nhức đầu, cổ, thắt lưng, dễ mệt mỏi, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, kiệt sức, khó thở, tê tay chân, các triệu chứng dạ dày – ruột, tiểu tiện bất thường, lạnh tay chân, thường xuyên nóng và đỏ mặt; các triệu chứng liên quan đến giấc ngủ như: khó ngủ và thường xuyên gặp ác mộng.
Nói chung các triệu chứng của lo âu có thể được chia thành ba nhóm: triệu chứng tâm lý, triệu chứng thể lý và các triệu chứng liên quan đến giấc ngủ. 2.3. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh niên sinh viên
2.3.1. Khái niệm và hoạt động chủ đạo của thanh niên sinh viên
Người trưởng thành là một khái niệm tổng hợp được xem xét cả trên bình diện Sinh học, Tâm lý học và Xã hội học. Một số cơng trình nghiên cứu đã cho thấy sự chín muồi về mặt sinh học thường đi trước và sớm hơn sự chín muồi về tâm lý và xã hội. Do vậy, khi xét dưới góc độ Tâm lý học, độ tuổi của người trưởng thành toàn diện của con người thường đến chậm hơn từ hai đến ba năm. Ngoài ra, khái niệm tuổi trưởng thành còn phụ thuộc vào các vấn đề khác như trình độ học vấn, thời gian đào tạo, cấp học,… Đó cũng chính là lý do giai đoạn “người trưởng thành trẻ tuổi” thường lấy cột mốc từ 20 tuổi trở lên và chậm hơn so với tuổi công dân (18 tuổi).
Nói một cách tổng quát, người trưởng thành là những người có độ tuổi từ 20 tuổi trở lên và hiểu về chính mình một cách tương đối cũng như có sự xác lập mục tiêu trong cuộc đời mình trong cái nhìn tổng thể.
22
Bên cạnh đó, cũng có một số học thuyết của các nhà khoa học khác phân chia các độ tuổi qua những học thuyết khoa học khác nhau như: Thuyết động thái – tâm lý của Erik Erikson, thuyết về những “mùa vụ” của Daniel Levinson, thuyết về “những biến động” của Roger L. Gould, thuyết “nhu cầu làm cha mẹ” của David Gutmann. Các quan điểm lý thuyết trên nói lên sự bắt đầu của tuổi trưởng thành tùy thuộc nhiều vào các yếu tố văn hóa và tâm – sinh lý, trong đó, việc tự xác định mình như người lớn dựa vào nhận thức của cá nhân, liệu cá nhân có đáp ứng được những tiêu chuẩn quan trọng liên quan hay không trở thành một tiêu chí cực kì quan trọng.
Các nhà Xã hội học thường phân chia các giai đoạn lứa tuổi chủ yếu dựa trên sự thay đổi vị trí xã hội và hoạt động xã hội của cá nhân, đồng thời chú ý vào các thuộc tính của từng giai đoạn của lứa tuổi người trưởng thành với tư cách một nhóm dân cư – xã hội. Các giai đoạn lứa tuổi khơng những chỉ ra lứa tuổi tính theo thời gian và mức độ phát triển nhất định của cá nhân về mặt sinh lý và tâm lý mà còn chỉ ra vị thế, địa vị và hoạt động xã hội đặc trưng cho một lớp xã hội nào đó. Qua đó, dựa vào khái niệm về tuổi trưởng thành và các học thuyết tâm lý về sự trưởng thành kết hợp với các tiêu chí về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội của cá nhân để phân chia lứa tuổi người trưởng thành theo những giai đoạn khác nhau.
Dựa vào các tiêu chí trưởng thành về mặt sinh lý, tâm lý và xã hội có thể phân chia tuổi trưởng thành theo các giai đoạn sau:
- Người trưởng thành trẻ tuổi (20 – 40 tuổi) - Người trung niên (40 – 60 tuổi)
- Người lớn tuổi (60 tuổi trở lên)
Giai đoạn “người trưởng thành trẻ tuổi” được chia thành hai giai đoạn nhỏ hơn, bao gồm:
- Thời kì đầu người trưởng thành trẻ tuổi (18 – 25 tuổi): Đây là thời kì thanh niên bước vào học nghề ở các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học nên còn được gọi là thời kì thanh niên sinh viên.
23
- Thời kì thứ hai của người trưởng thành trẻ tuổi (sau 25 – 40 tuổi): Đây là thời kì lập thân – lập nghiệp của con người, cịn được gọi là thời kì thành niên.
Hoạt động chủ đạo ở thời kì thanh niên sinh viên chủ yếu là hoạt động học tập nghề nghiệp. Người thuộc giai đoạn lứa tuổi này tập trung vào các hoạt động học tập nghề nghiệp tại môi trường đại học, cao đẳng hoặc các cơ sở đào tạo nghề nghiệp, qua đó, họ học tập các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để phục vụ và hỗ trợ cho giai đoạn thành niên với sự lập thân – lập nghiệp sau này.
Tóm lại, giai đoạn “thanh niên sinh viên” là thời kì đầu tiên của giai đoạn người trưởng thành trẻ tuổi, những người thuộc giai đoạn phát triển này có hoạt động chủ đạo là hoạt động học tâp nghề nghiệp tại các cơ sở đào tạo.
Trong đề tài: “Thực trạng Lo âu của sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”, tơi thực hiện nghiên cứu trên khách thể là thanh niên sinh viên đang học ngành Tâm lý học giáo dục tại khoa Tâm lý học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.2. Đặc điểm phát triển thể chất của thanh niên sinh viên
Vào thời thanh niên sinh viên, hầu hết mọi người đều đạt đến sự phát triển hoàn thiện về mặt thể chất và đi dần đến đỉnh cao vào khoảng 25 – 26 tuổi. Số lượng các nơ – ron thần kinh cũng như số lượng xi – náp của các tế bào thần kinh có chất lượng hồn hảo đảm bảo cho khả năng liên lạc rộng khắp, chi tiết, tinh tế và linh hoạt giữa vô số các kênh. Hoạt động não bộ do đó cũng trở nên nhanh nhạy, và đặc biệt chính xác hơn so với các lứa tuổi khác. Trong giai đoạn này, hệ cơ xương, cơ bắp phát triển ổn định, đồng đều tạo ra nét đẹp ngoại hình cho thanh niên sinh viên. Các yếu tố về sức khỏe như sự dẻo dai, sức bền, độ linh hoạt đều phát triển đến đỉnh cao, tạo điều kiện thuận lợi cho những thành công trong lĩnh vực hoạt động của thanh niên sinh viên.
Sự phát triển về thể chất cũng khác nhau ở nam và nữ. Ở người nam, hệ cơ xương, cơ bắp và hệ tuần hồn có phần phát triển hơn so với nữ: các xương và khớp chi to hơn, phổi lớn hơn, tổ chức cơ bắp to hơn, số lượng máu nhiều
24
hơn (nam: 4,5 lít > nữ: 3,6 lít) và 40% trọng lượng cơ thể ở người nam do cơ bắp tạo nên (ở nữ là 35%) (Baucum,2002), qua đó những nét hấp dẫn về hình thể giữa nam và nữ cũng xuất hiện nhiều sự khác biệt.
Tuy nhiên, sự phát triển thể chất ở thanh niên sinh viên cũng có những sự khác nhau do các yếu tố khác tác động. Các vấn đề về sức khỏe như bệnh tật, suy giảm các chức năng, lão hóa sớm,… cũng có thể xuất hiện ở thanh niên sinh viên do ảnh hưởng của mơi trường, thói quen ăn uống, sức khỏe tâm lý – tâm thần,…
Qua đó, có thể thấy thời kì thanh niên sinh viên là giai đoạn đỉnh cao của sự phát triển về mặt thể chất. Bên cạnh đó, có thể thấy, sự phát triển thể chất trong giai đoạn này cũng có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển lẫn sức khỏe thể lý và tâm lý của thanh niên sinh viên.
2.3.3. Đặc điểm về điều kiện sống, hoạt động xã hội và vai trò xã hội của
thanh niên sinh viên
Xét về các điều kiện sống và hoạt động của người trưởng thành trẻ tuổi cho thấy họ đang đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, người thì tiếp tục đi học, người thì bắt đầu lao động kiếm sống… Đa số họ đều thiết lập dần dần cuộc sống độc lập. Trong gia đình, họ được xem như là một thành viên chính thức, được đối xử một cách công bằng như những người lớn thực thụ. Ngồi xã hội, họ trở thành những thành viên chính thức của xã hội với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ công dân trước pháp luật. Hoạt động chủ yếu ở giai đoạn lứa tuổi này là hoạt động nghề nghiệp. Nếu chưa phải lao động kiếm sống thì sau khi tốt nghiệp phổ thông (trung học cơ sở hay trung học phổ thông) họ thường tiếp tục theo học tại các cơ sở đào tạo hệ Trung cấp, Cao đẳng, hoặc Đại học. Đa số những thanh niên này chưa thể tự lập hoàn toàn. Đây cũng là một hạn chế nhất định ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của họ.
Hoạt động chủ yếu của thanh niên sinh viên là hoạt động học tập chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Thanh niên sinh viên là những người trưởng thành còn đang theo học ở các trường Đại học và Cao đẳng…, do vậy điều kiện sống
25
và các dạng hoạt động cơ bản của họ có những đặc trưng rất riêng. Trong các trường Đại học và Cao đẳng, họ là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt gồm những người đang trong quá trình chuẩn bị tri thức để trở thành chuyên gia ở một lĩnh vực nhất định của xã hội; là những người trẻ tích cực, năng động, nhạy cảm với những thay đổi của xã hội và dễ thích nghi với sự thay đổi đó. Khoảng thời gian sinh viên lĩnh hội nền tri thức xã hội trong môi trường Đại học - Cao đẳng… là thời điểm diễn ra q trình xã hội hóa rất nhanh, mạnh và đa dạng. Đây là thời điểm và là cơ hội để họ định hình, phát triển và hồn thiện nhân cách của mình. Cần xem xét những điều kiện phát triển tâm lý của sinh viên thông qua những hoạt động mà họ tham gia.
- Hoạt động học tập:
Nội dung học tập: Sinh viên phải tải trọng một nội dung học tập rất đáng kể, phong phú. Khối lượng kiến thức chuyên ngành đa dạng, phức tạp (lĩnh hội hệ thống tri thức kỹ năng, kĩ xảo chuyên ngành và phát triển những phẩm chất và năng lực của người làm việc chuyên nghiệp ở tương lai). Sự đòi hỏi của thực tiễn cho thấy song song với việc chuẩn bị những tri thức lí thuyết thì việc chuẩn bị những kinh nghiệm thực tiễn và thao tác làm việc là yêu cầu tối quan trọng. Hơn thế nữa, việc tiếp cận những kiến thức chuyên ngành vẫn chưa đủ nên việc học hỏi những kiến thức liên ngành và xuyên ngành để chuẩn bị làm việc thực tế là một cơ hội đáng quý cho độ tuổi.
Phương pháp học tập: Những yêu cầu về học tập ở độ tuổi này đòi hỏi người sinh viên phải độc lập, tự chủ, có ý thức đầy đủ và sáng tạo. Ngoài ra, sự học của sinh viên là loại hoạt động trí tuệ đích thực, căng thẳng, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt.
- Hoạt động chính trị xã hội: Các hoạt động chính trị xã hội ở tuổi này là một điều kiện đặc biệt cho sự phát triển tâm lý. Việc tham gia vào tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam đem lại những kinh nghiệm thực sự quý báu để nâng cao tri thức tầm hiểu biết, tích lũy những kinh nghiệm sống và hoàn thiện dần những kỹ năng cũng như
26
xây dựng lý tưởng nghề nghiệp - lý tưởng cuộc sống. Ngoài ra, việc tham gia các tổ chức khác, các câu lạc bộ đội nhóm xã hội – kỹ năng cũng là một điều kiện thú vị giúp thanh niên sinh viên thể hiện mình và phát triển có định hướng hoặc phát triển tồn diện.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học: Hoạt động nghiên cứu khoa học chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động học tập của sinh viên. Hoạt động này nhằm