Thực trạng Lo âu của sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, khoa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG LO ÂU CỦA SINH VIÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC, KHOA TÂM LÝ HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 50 - 59)

2. Thực trạng Lo âu của sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, khoaTâm lý

2.3. Thực trạng Lo âu của sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, khoa

lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo năm sinh viên

Bảng 5 Thực trạng lo âu của sinh viên theo năm sinh viên

Mức độ Năm nhất Năm hai Năm ba Năm tư Bình thường 77.8% (21) 96.2% (25) 76% (19) 82.1% (23) Nhẹ đến vừa 18.5% (5) 3.8% (1) 24% (6) 10.7% (3) Vừa đến nặng 3.7% (1) 0% (0) 0% (0) 7.1% (2) Rất nặng 0% (0) 0% (0) 0% (0) 0% (0) Tổng 100% 100% 100% 100%

45

Số liệu thống kê cho thấy, nhóm sinh viên năm hai có tỉ lệ sinh viên khơng có lo âu cao nhất, kế tiếp là sinh viên năm tư, đến sinh viên năm ba và nhóm sinh viên năm nhất có tỉ lệ sinh viên khơng có lo âu thấp nhất (96.2% > 82.1% > 76% > 77.8%). Nhóm sinh viên năm ba có tỉ lệ sinh viên có lo âu từ nhẹ đến rất nặng cao nhất, kế tiếp là sinh viên năm nhất, đến sinh viên năm tư và nhóm sinh viên có tỉ lệ sinh viên có lo âu từ nhẹ đến rất nặng thấp nhất là nhóm sinh viên năm hai (24% > 22.2% > 17.8% > 3.8%). Tuy nhiên, nếu xét trên nhóm có lo âu từ vừa đến rất nặng thì nhóm sinh viên năm tư là nhóm có tỉ lệ sinh viên từ vừa đến rất nặng cao nhất (7.1% > 3.7% > 0% > 0%). Qua đó có thể thấy, nếu xét trên bình diện có và khơng có lo âu thì nhóm sinh viên năm ba là nhóm có tỉ lệ sinh viên có lo âu cao nhất, tuy nhiên, khi xét đến mức độ lo âu ở các nhóm thì có thể thấy sinh viên năm tư là nhóm có tỉ lệ lo âu từ vừa đến rất nặng cao nhất. Nguyên nhân dẫn đến lo âu của sinh viên năm ba và năm tư có thể đến từ các yếu tố về thời gian ra trường, lo âu về việc thực tập sắp tới,…. Tuy vậy, để làm rõ nguyên nhân của vấn đề này cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn.

2.4. Thực trạng Lo âu của sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo thành lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo thành tích học tập (học kì gần nhất)

Bảng 6 Thực trạng lo âu của sinh viên theo thành tích học tập

Mức độ Loại khá trở lên Dưới loại khá

Bình thường 82.1% (78) 90.9% (10)

Nhẹ đến vừa 15.8% (15) 0% (0)

Vừa đến nặng 2.1% (2) 9.1% (1)

Rất nặng 0% (0) 0% (0)

Tổng 100% 100%

Số liệu thống kê cho thấy, sinh viên có thành tích học tập (học kì gần nhất) dưới loại khá có tỉ lệ sinh viên khơng có lo âu cao hơn so với sinh viên có thành tích học tập từ loại khá trở lên (90.9% > 82.1%). Nhóm sinh viên từ loại khá trở lên có tỉ lệ sinh viên có lo âu từ nhẹ đến rất nặng cao hơn so với nhóm sinh viên có thành tích học tập dưới loại khá (17.9% > 9.1%). Tuy nhiên, nhóm sinh viên có thành tích học tập dưới loại khá có tỉ lệ sinh viên có lo âu từ vừa đến rất nặng

46

cao hơn so với sinh viên từ loại khá trở lên (9.1% > 2.1%). Qua đó có thể thấy, khi xét trên bình diện có hay khơng có lo âu thì nhóm sinh viên có thành tích học tập từ loại khá trở lên có lo âu cao hơn so với nhóm sinh viên dưới loại khá, tuy nhiên, khi xét trên mức độ lo âu thì nhóm sinh viên có thành tích học tập dưới loại khá có tỉ lệ sinh viên có lo âu từ vừa đến rất nặng cao hơn so với nhóm sinh viên từ loại khá trở lên. Từ thực trạng đó, có thể thấy, cần có những nghiên cứu sâu hơn để tìm ra nguyên nhân của vấn đề này.

2.5. Thực trạng Lo âu của sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo điểm lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo điểm rèn luyện (học kì gần nhất)

Bảng 7 Thực trạng lo âu của sinh viên theo điểm rèn luyện

Mức độ Trên 80 điểm Dưới 80 điểm

Bình thường 82.4% (61) 84.4% (27)

Nhẹ đến vừa 14.9% (11) 12.5% (4)

Vừa đến nặng 2.7% (2) 3.1% (1)

Rất nặng 0% (0) 0% (0)

Tổng 100% 100%

Số liệu thống kê cho thấy, sinh viên có điểm rèn luyện (học kì gần nhất) dưới 80 điểm có tỉ lệ sinh viên khơng có lo âu cao hơn so với sinh viên có điểm rèn luyện từ 80 điểm trở lên (84.4% > 82.4%). Nhóm sinh viên từ 80 điểm trở lên có tỉ lệ sinh viên có lo âu từ nhẹ đến rất nặng cao hơn so với nhóm sinh viên dưới 80 điểm (17.6% > 15.6%). Tuy nhiên, nhóm sinh viên có điểm rèn luyện dưới 80 điểm có tỉ lệ sinh viên có lo âu từ vừa đến rất nặng cao hơn so với sinh viên từ 80 điểm trở lên (3.1% > 2.7%). Qua đó có thể thấy, khi xét trên bình diện có hay khơng có lo âu thì nhóm sinh viên có điểm rèn luyện từ 80 điểm trở lên có lo âu cao hơn so với nhóm sinh viên dưới 80 điểm, tuy nhiên, khi xét trên mức độ lo âu thì nhóm sinh viên có điểm rèn luyện dưới 80 điểm có tỉ lệ sinh viên có lo âu từ vừa đến rất nặng cao hơn so với nhóm sinh viên từ 80 điểm trở lên. Từ thực trạng đó, có thể thấy, cần có những nghiên cứu sâu hơn để tìm ra nguyên nhân của vấn đề này.

47

2.6. Thực trạng Lo âu của sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo tổng lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo tổng số tín chỉ đang phải học trực tuyến

Bảng 8 Thực trạng lo âu của sinh viên theo tổng số tín chỉ đang học trực tuyến Mức độ Trên 20 tín chỉ Dưới 20 tín chỉ Bình thường 87% (40) 80% (48) Nhẹ đến vừa 13% (6) 15% (9) Vừa đến nặng 0% (0) 5% (3) Rất nặng 0% (0) 0% (0) Tổng 100% 100%

Số liệu thống kê cho thấy, nhóm sinh viên có số tín chỉ phải học trực tuyến trên 20 tín chỉ có tỉ lệ sinh viên khơng có lo âu cao hơn so với nhóm sinh viên có số tín chỉ phải học trực tuyến dưới 20 tín chỉ (87% > 80%). Nhóm sinh viên có số tín chỉ học trực tuyến dưới 20 tín chỉ có tỉ lệ sinh viên có lo âu từ nhẹ đến rất nặng cao hơn so với nhóm sinh viên có số tín chỉ học trực tuyến trên 20 tín chỉ (20% > 13%). Qua đó có thể thấy, những sinh viên có càng ít tín chỉ học trực tuyến càng có lo âu nhiều hơn, đây là một vấn đề hiện tại cần được làm rõ hơn ở các nghiên cứu về sau.

2.7. Thực trạng Lo âu của sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo tình lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo tình trạng tiêm vắc xin Covid – 19

Bảng 9 Thực trạng lo âu của sinh viên theo tình trạng tiêm vắc xin Covid - 19

Mức độ Đã tiêm Chưa tiêm

Bình thường 82.5% (85) 100% (3)

Nhẹ đến vừa 14.6% (15) 0% (0)

Vừa đến nặng 2.9% (3) 0% (0)

Rất nặng 0% (0) 0% (0)

Tổng 100% 100%

Số liệu thống kê cho thấy, nhóm sinh viên chưa tiêm vắc xin Covid – 19 đều khơng có lo âu, nhóm sinh viên đã tiêm vắc xin Covid – 19 có tỉ lệ sinh viên có lo âu từ nhẹ đến rất nặng là 17.5%. Qua đó có thể thấy, những sinh viên đã

48

tiêm vắc xin Covid – 19 có lo âu cao hơn so với những sinh viên chưa tiêm Covid – 19. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và cân đối hơn để có thể đưa ra khẳng định về kết quả này.

2.8. Thực trạng Lo âu của sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo tình lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo tình trạng mắc Covid – 19 của bản thân hoặc người thân

Bảng 10 Thực trạng lo âu của sinh viên theo tình trạng mắc Covid - 19 của bản thân hoặc người thân

Mức độ

Bản thân hoặc người thân đang mắc Covid - 19 Sinh viên khác Bình thường 89.3% (25) 80.8% (63) Nhẹ đến vừa 10.7% (3) 15.4% (12) Vừa đến nặng 0% (0) 3.8% (3) Rất nặng 0% (0) 0% (0) Tổng 100% 100%

Số liệu thống kê cho thấy, nhóm sinh viên có bản thân hoặc người thân đang mắc Covid – 19 có tỉ lệ sinh viên khơng có lo âu cao hơn so với nhóm sinh viên cịn lại (89.3% > 80.8%). Nhóm sinh viên ngồi nhóm có bản thân hoặc người thân trong gia đình đang mắc Covid – 19 có tỉ lệ sinh viên có lo âu từ nhẹ đến rất nặng cao hơn so với nhóm sinh viên có bản thân hoặc người thân trong gia đình đang mắc Covid – 19 (19.2% > 10.7%).

Qua đó có thể thấy, những sinh viên đang mắc Covid – 19 hoặc có người thân đang mắc Covid – 19 ít có biểu hiện lo âu hơn các sinh viên khác, từ thực trạng đó cần quan tâm tìm hiểu sâu hơn về nhóm sinh viên khơng có bản thân hoặc người thân mắc Covid – 19 để tìm hiểu xem trong đó các nhóm nhỏ nào là nhóm có lo âu hơn cả.

2.9. Thực trạng Lo âu của sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo tình lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo tình trạng kinh tế gia đình

49

Bảng 11 Thực trạng lo âu của sinh viên theo tình trạng kinh tế gia đình

Mức độ Gia đình mất một phần hoặc tồn bộ thu nhập Sinh viên khác Bình thường 78.3% (47) 89.1% (41) Nhẹ đến vừa 18.3% (11) 8.7% (4) Vừa đến nặng 3.3% (2) 2.2% (1) Rất nặng 0% (0) 0% (0) Tổng 100% 100%

Số liệu thống kê cho thấy, nhóm sinh viên có gia đình khơng bị mất một phần hoặc tồn bộ thu nhập có tỉ lệ sinh viên khơng có lo âu cao hơn so với nhóm sinh viên có gia đình mất một phần hoặc tồn bộ thu nhập (89.1% > 78.3%). Sinh viên có gia đình mất một phần hoặc tồn bộ thu nhập có lo âu từ nhẹ đến rất nặng cao hơn so với nhóm sinh viên cịn lại (21.6% > 10.9%). Qua đó có thể thấy, yếu tố kinh tế gia đình có phần ảnh hưởng đến lo âu của sinh viên, sinh viên bị ảnh hưởng kinh tế do dịch bệnh cần được sự quan tâm và kế hoạch hỗ trợ phù hợp để đảm bảo sự khoẻ mạnh về mặt tâm lý tâm thần.

2.10. Thực trạng Lo âu của sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo tình lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo tình trạng bị hạn chế di chuyển do ảnh hưởng của dịch bệnh

Bảng 12 Thực trạng lo âu của sinh viên theo tình trạng bị hạn chế di chuyển do ảnh hưởng của dịch bệnh

Mức độ Sinh viên bị hạn chế di chuyển do ảnh hưởng của dịch bệnh Sinh viên khác Bình thường 86% (43) 80.4% (45) Nhẹ đến vừa 12% (6) 16.1% (9) Vừa đến nặng 2% (1) 3.6% (2) Rất nặng 0% (0) 0% (0) Tổng 100% 100%

Số liệu thống kê cho thấy, nhóm sinh viên bị hạn chế di chuyển do ảnh hưởng của dịch bệnh có tỉ lệ sinh viên khơng có lo âu cao hơn so với những sinh viên khác (86% > 80.4%). Nhóm sinh viên khơng bị hạn chế di chuyển do ảnh hưởng của dịch bệnh có tỉ lệ sinh viên có lo âu từ nhẹ đến rất nặng cao hơn so

50

với nhóm sinh viên bị hạn chế di chuyển do ảnh hưởng của dịch bệnh (19.7% > 14%). Qua đó có thể thấy, những sinh viên không gặp những hạn chế do ảnh hưởng của dịch bệnh xuất hiện những biểu hiện của lo âu cao hơn so với nhóm sinh viên bị hạn chế di chuyển do dịch bệnh. Thực trạng này cho thấy cần tìm hiểu sâu hơn những nguyên nhân dẫn đến và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thực trạng này trong những nghiên cứu về sau.

51

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua quá trình khảo sát và thống kê các số liệu thu được, nghiên cứu “Thực trạng Lo âu của sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” đã thu được những kết quả về thực trạng lo âu của sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục đang học tại Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Nhìn chung, sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đa số khơng có biểu hiện của lo âu và khơng có trường hợp lo âu ở mức rất nặng.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu thực trạng lo âu của sinh viên ngành tâm lý học giáo dục, khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cịn đưa ra thực trạng về lo âu của sinh viên trên các mặt, cụ thể như sau:

- Tỉ lệ sinh viên nữ có lo âu từ nhẹ đến rất nặng cao hơn so với sinh viên nam. - Tỉ lệ sinh viên năm ba có lo âu từ nhẹ đến rất nặng cao hơn so với sinh viên

khác. Tuy nhiên, xét trên mức độ từ vừa đến rất nặng, tỉ lệ sinh viên năm tư có lo âu từ vừa đến rất nặng cao hơn so với các sinh viên còn lại.

- Tỉ lệ sinh viên có thành tích học tập từ loại khá trở lên có lo âu từ nhẹ đến rất nặng cao hơn so với nhóm sinh viên dưới loại khá. Tuy nhiên, khi xét trên mức độ lo âu thì nhóm sinh viên có thành tích học tập dưới loại khá có tỉ lệ sinh viên có lo âu từ vừa đến rất nặng cao hơn so với nhóm sinh viên từ loại khá trở lên.

- Tỉ lệ sinh viên có điểm rèn luyện từ 80 điểm trở lên có lo âu từ nhẹ đến rất nặng cao hơn so với nhóm sinh viên dưới 80 điểm, tuy nhiên, khi xét trên mức độ lo âu thì nhóm sinh viên có điểm rèn luyện dưới 80 điểm có tỉ lệ sinh viên có lo âu từ vừa đến rất nặng cao hơn so với nhóm sinh viên từ 80 điểm trở lên. - Nhóm sinh viên có số tín chỉ học trực tuyến dưới 20 tín chỉ có tỉ lệ sinh viên có lo âu từ nhẹ đến rất nặng cao hơn so với nhóm sinh viên có số tín chỉ học trực tuyến trên 20 tín chỉ.

- Tỉ lệ sinh viên đã tiêm vắc xin Covid – 19 có lo âu từ nhẹ đến rất nặng cao hơn so với những sinh viên chưa tiêm Covid – 19.

52

- Tỉ lệ sinh viên đang mắc Covid – 19 hoặc có người thân đang mắc Covid – 19 có lo âu từ nhẹ đến rất nặng thấp hơn so với các sinh viên khác.

- Sinh viên có gia đình mất một phần hoặc tồn bộ thu nhập có lo âu từ nhẹ đến rất nặng cao hơn so với nhóm sinh viên cịn lại.

- Tỉ lệ sinh viên không gặp những hạn chế do ảnh hưởng của dịch bệnh có lo âu từ nhẹ đến rất nặng cao hơn so với nhóm sinh viên bị hạn chế di chuyển do dịch bệnh.

Qua đó, xét trên yếu tố về học tập thì sinh viên có thành tích học tập và điểm rèn luyện càng cao thì càng có lo âu cao. Bên cạnh đó, sinh viên có số tín chỉ học trực tuyến nhiều lại có lo âu ít hơn so với sinh viên có số tín chỉ học trực tuyến ít. Ngồi ra, khi xét trên các yếu tố ảnh hưởng của dịch bệnh thì sinh viên đang nhiễm Covid – 19 hoặc có người thân đang nhiễm Covid – 19, những sinh viên chưa tiêm vắc xin Covid – 19 và nhóm sinh viên bị hạn chế di chuyển do dịch bệnh có lo âu thấp hơn so với những sinh viên khác. Từ đó, đặt ra những vấn đề nghiên cứu mới với hướng tiếp cận chuyên sâu hơn.

53

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG LO ÂU CỦA SINH VIÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC, KHOA TÂM LÝ HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)