1. Mô tả khách thể và bảng hỏi nghiên cứu
1.2. Mô tả bảng hỏi nghiên cứu
Bảng hỏi khảo sát được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm 3 phần: - Phần 1: Những câu hỏi nhằm khai thác một số thông tin cá nhân của khách
thể nghiên cứu, bao gồm: Giới tính, năm sinh viên, thành tích học tập (học kì gần nhất), điểm rèn luyện (học kì gần nhất), số tín chỉ học trực tuyến.
- Phần 2: Những câu hỏi nhằm khai thác một số thông tin về ảnh hưởng của dịch bệnh đến bản thân và gia đình của khách thể, bao gồm: Tình trạng tiêm vắc xin Covid – 19, tình trạng mắc Covid – 19 của bản thân hoặc người thân, tình trạng kinh tế gia đình, tình trạng bị hạn chế di chuyển.
- Phần 3: Sử dụng thang đánh giá lo âu của Zung (SAS – Self-Rating Anxiety Scale), bản dịch tiếng Việt của PGS. TS. Nguyễn Công Khanh, trong sách
“Tư vấn Tâm lí tuổi Vị thành niên”.
Thang đo bao gồm 20 câu thể hiện trạng thái xúc cảm – tình cảm của người thực hiện trong vịng 1 tuần tính từ khi đánh giá trở về trước, thang đo dành cho nhóm người từ 15 tuổi trở lên. (Zung, 1971).
Thang đo có 4 mức độ lựa chọn ở mỗi câu, mỗi mức độ tương ứng với 1 số điểm nhất định được dùng để tính điểm và so sánh với bảng mức độ, các số điểm tương ứng với các mức độ như:
42 [2] Thi thoảng
[3] Luôn luôn [4] Hầu như mọi lúc
Một số nghiên cứu sử dụng SAS (phiên bản tiếng Việt) tại Việt Nam đã đưa ra những số liệu về các đặc tính của thang đo trên một số mẫu dân cư tại Việt Nam như:
T. D. Tran (2011), đã thực hiện nghiên cứu “Screening for perinatal common mental disorders in women in the north of Vietnam: A comparison of three psychometric instruments” (tạm dịch: Sàng lọc các rối loạn tâm thần phổ biến chu sinh ở phụ nữ phía bắc Việt Nam: So sánh ba công cụ đo lường tâm lý) trên khách thể là phụ nữ phía bắc Việt Nam. Nghiên cứu đã đưa ra kết quả về một số đặc tính của thang đo SAS như: Độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) của thang đo là 0.76, diện tích dưới đường cong ROC là 0,79 (95%CI: 0.74 – 0.84), độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là 37/38 (Se 67.9%; Sp 72.3%).
T. D. Tran (2012), đã thực hiện nghiên cứu “Validation of three psychometric instruments for screening for perinatal common mental disorders in men in the north of Vietnam” (tạm dịch: Kiểm chứng ba công cụ đo lường tâm lý để sàng lọc các rối loạn tâm thần phổ biến chu sinh ở nam giới phía bắc Việt Nam) trên khách thể là nam giới phía bắc Việt Nam. Nghiên cứu đã đưa ra kết quả về một số đặc tính của thang đo SAS như: diện tích dưới đường cong ROC là 77.5% (95%CI: 68.9 – 86.0), độ nhạy và độ đặc hiệu là 35/36 (Se 70.7%; Sp 79.0%).
Qua đó, có thể thấy, thang đánh giá lo âu của Zung (SAS) phiên bản tiếng Việt có thể được sử dụng để đánh giá lo âu trên nhóm khách thể người Việt Nam.
Hướng dẫn sử dụng thang đo (hướng dẫn cho khách thể):
Dưới đây là 20 câu hỏi mô tả một số triệu chứng cơ thể, trạng thái tâm lý,… của bạn. Bạn hãy đọc kĩ từng câu, sau đó đánh dấu X vào ơ biểu thị mức độ phù hợp nhất với bản thân trong vòng một tuần vừa qua. Vui
43
lịng khơng bỏ sót câu nào và khơng dành q nhiều thời gian để suy nghĩ về một câu hỏi.
Cách tính điểm và xếp mức độ lo âu:
Điểm của thang SAS được tính bằng cách cộng điểm (tương ứng với các mức độ được nêu ở trên) tất cả các câu lại và lưu ý đảo ngược điểm ở những câu: 5, 9, 13, 17, 19 (1 = 4, 2 = 3).
Dùng tổng điểm so sánh với bảng sau để phân loại mức độ lo âu.
Bảng 2 Bảng phân loại mức độ lo âu (C. K. Nguyen, 2016)
Mức độ lo âu Điểm số
Bình thường 20 – 44
Nhẹ đến vừa 45 – 59
Vừa đến nặng 60 – 74
Rất nặng 75 – 80