Đường mở cung mày trần ổ mắt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phẫu thuật nội soi qua đường mũi xoang bướm trong điều trị u sọ hầu (Trang 35 - 37)

Đường mổ dưới thái dương (Subtemporal)

Cách tiếp cận dưới thái dương được sử dụng chủ yếu cho các khối u phát triển xuống phía cầu não hoặc hai bên dưới thùy thái dương. Các bệnh nhân được đặt tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng một bên với mũi song song với sàn. Đỉnh đầu nghiêng xuống phía sàn để cho phép các thùy thái dương tách ra khỏi hố giữa. Khi mở nắp xương, rất quan trọng phải mài hoặc gặm xương để bộc lộ hố sọ giữa. Cẩn thận không làm tổn thương xoang chũm và dùng sáp để ngăn rò dịch não tủy sau mổ. Vén nhẹ nhàng thùy thái dương, lều tiểu não có thể được cắt để tăng tầm quan sát bể gian cuống và bể trước cầu. Điều quan trọng là phải bảo tồn được dây thần kinh IV bằng cách cắt lều tiểu não ở đằng sau điểm mà nó chui qua. Màng Liliequist sẽ tạo ra một lớp giới hạn giữa khối u và động mạch thân nền, mặc dù không phải lúc nào cũng thấy màng này, đặc biệt là trong phẫu thuật các khối u sọ hầu tái phát [52].

Đường mổ qua thể trai/ não thất (Transcallosal/ transventricular

Đường mổ này là tốt nhất cho các khối u nằm cao trong não thất ba hoặc não thất bên. Cách tiếp cận này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp khác. Hạn chế chính là khơng có khả năng quan sát được cấu trúc thần kinh mạch máu gần hố yên. Mở sọ bằng một đường cắt sọ được thực hiện qua trên xoang dọc trên với một phần ba sau khớp trán đỉnh (coronal), hai phần ba phía trước, và mở rộng khoảng 4 cm từ đường giữa về phía bên mong muốn. Thể trai phải được xác định chắc chắn, sử dụng máy định vị có thể hữu ích trong việc xác định điểm mở vào não thất [64].

Đường mổ qua mũi - xoang bướm: Đây là đường mổ thực hiện trong

đề tài này với việc sử dụng nội soi. Vì u sọ hầu thường là khối u đường giữa, đường mổ nội soi qua mũi tận dụng các lợi thế của việc tiếp cận các khối u khi mở màng cứng mà không cần vén não và dây thần kinh thị giác, cho phép nhìn trực tiếp thơng qua một đường phẫu thuật thẳng trục. Phương pháp nội soi qua mũi đã khắc phục một số giới hạn của đường mổ qua xoang bướm dưới kính vi phẫu như cho phép tiếp cận những tổn thương nang, những tổn thương đặc trên và sau yên khác, không phụ thuộc vào kích thước hố yên hoặc chức năng tuyến yên.

Mối quan hệ của u sọ hầu với hoành yên là điều cần thiết cần xác định khi quyết định tiếp cận khối u bằng đường mổ qua xoang bướm. Vị trí khối u nằm dưới hồnh n và xâm lấn vào trong hố yên được thấy trong khoảng một phần ba các trường hợp u sọ hầu, chúng được coi là chỉ định truyền thống phù hợp cho đường mổ qua xoang bướm. Một hố yên mở rộng là điều kiện thuận lợi để lấy bỏ khối u qua đường xuyên bướm. Tuy nhiên, mở rộng hố n khơng phải là một u cầu phải có cho phẫu thuật qua xoang bướm. Cách tiếp cận khối u qua đường mũi xoang bướm có thể tránh được những hạn chế và rủi ro của đường mổ mở nắp sọ. Tuy nhiên, đường mổ này có nguy cơ rò

dịch não tủy và viêm màng não cao. Hiệu quả của nội soi qua đường mũi xoang bướm để điều trị u sọ hầu đã được khẳng định trong những nghiên cứu gần đây[6],[65],[66],[67].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phẫu thuật nội soi qua đường mũi xoang bướm trong điều trị u sọ hầu (Trang 35 - 37)