4.1 .Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu trước điều trị
4.1.1. Đặc điểm về tuổi
Tuổi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và tiến triển của bệnh thối hóa hồng điểm tuổi già. Cùng với thời gian sự tích lũy tăng dần các sản phẩm giáng hóa của các tế bào cảm thụ ánh sáng như
lipid, hyalin và đặc biệt là lipofuscin ở lớp màng đáy của các tế bào BMST và khoảng giữa màng đáy và màng Bruch sẽ gây tổn hại lớp
BMST và đoạn ngoài các tế bào cảm thụ. Thêm vào đó chiều dày của
màng Bruch tăng dần theo tuổi cũng sẽ làm cho quá trình dinh dưỡng
trao đổi chất giữa hắc mạc và võng mạc trở nên khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động của các tế bào cảm thụ ánh sáng của võng mạc. Các nghiên cứu cũng cho thấy có sự giảm khẩu kính mạch máu hắc mạc cũng làm
giảm lưu lượng máu hắc mạc theo tuổi. Tình trạng chậm tưới máu hắc mạc cũng thấy ở 42% mắt còn lại ở những bệnh nhân bị thối hóa hồng
điểm tuổi già thể tân mạch [51].
Nghiên cứu sử dụng ICG- video cũng thấy có sự tăng có ý nghĩa
thống kế của các vùng “phân thủy”- vùng thiếu tưới máu - tới 55% ở
bênh nhân bị thối hóa hồng điểm tuổi già so với chỉ 15% ở người
thường. Hơn nữa, các tân mạch bất thường có nguồn gốc từ những vùng này chiếm đến 92% mắt bị tân mạch hắc mạc [52].
Sử dụng laser Doppler để đánh giá tuần hoàn sau hố trung tâm đã cho
thấy có mối liên quan nghịch giữa lưu lượng hắc mạc và tuổi tức là lưu lượng máu hắc mạc giảm dần theo tuổi. Lưu lượng này còn giảm đến 37%
ở những bệnh nhân bị thối hóa hồng điểm tuổi già so với người bình
cũng cho thấy có tăng co bóp và giảm tốc độ dòng mạch ở cuối thì tâm
trương ở động mạch mi sau và động mạch trung tâm võng mạc trên những bệnh nhân thối hóa hồng điểm tuổi già so với người khỏe mạnh [53].
Các nghiên cứu gần đây dựa trên OCT thế hệ mới có tạo hình ảnh tăng độ sâu (EDI-OCT) để đánh giá độ dày hắc mạc cho thấy hắc mạc dưới
hoàng điểm bị mỏng đi 1,56µm/năm và giảm thể tích khoảng 0,54 mm3/10
năm theo tuổi. Kim và cộng sự đã báo cáo giảm độ dày hắc mạc trên bệnh nhân bị thối hóa hồng điểm tuổi già cả 2 thể. Bệnh nhân bị thối hóa
hồng điểm tuổi già thể tân mạch có độ dày hắc mạc mỏng hơn một chút so với bệnh nhân bị thối hóa hồng điểm tuổi già thể khô [54]. Các yếu tố này đã cộng dồn ảnh hưởng để gây nên tình trạng thiếu máu hắc võng mạc tuần tiến gây hậu quả hình thành tân mạch, tổn thương chính của thối hóa
hồng điểm tuổi già thể tân mạch. Trong nghiên cứu này chúng tơi có nhóm 100 bệnh nhân có độ tuổi rải đồng đều từ 50-88 tuổi với độ tuổi trung bình là 67.6 tuổi (bảng 3.1). Trong số này có đến 51% bệnh nhân có
độ tuổi từ 60-75 (biểu đồ 3.1). Kết quả này khá tương đồng với nhận xét của Yuji và cộng sự cho thấy đây là nhóm bệnh nhân chiếm tỉ lệ cao nhất. Khi so sánh với số liệu công bố về tuổi thọ trung bình của người Việt Nam
năm 2104 là 75,4 đặc điểm này hoàn toàn phù hợp với dịch tễ của bệnh
thối hóa hồng điểm tuổi già- một bệnh lý của người cao tuổi. Sự phân bố
về tuổi cũng khá tương đồng ở cả 2 nhóm PRN và LD cho thấy tính phân bổ ngẫu nhiên bệnh nhân vào các nhóm điều trị.