Cấy điện cực ốc tai

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thăm dò chức năng nghe, chẩn đoán hình ảnh và đánh giá kết quả thính lực của trẻ cấy điện cực ốc tai (Trang 46 - 51)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.5. Cấy điện cực ốc tai

1.5.1. Lch s phát trin [2], [25]

- 1790: Volta đặt một thanh kim loại vào tai, nối chúng với một mạch điện.Đây là ngƣời đầu tiên đƣợc biết đã sử dụng kích thích điện trong nghe.

- 1957: Djourno và Eyries đã dùng các điện cực kích thích vào dây thần kinh thính giác, với thử nghiệm này những bệnh nhân đƣợc kích thích có thể nghe đƣợc vài âm của môi trƣờng.

- 1961: William House cấy 3 ca điện cực ốc tai đầu tiên (đơn kênh tại Los Angeles).

- Vào những năm 1970 hai nhóm nghiên cứu tách biệt thuộc 2 quốc gia tiến hành các thử nghiệm khác nhau:

+ Tại Vienna (Áo) tháng 12-1977 Kurt Brian đã cấy ốc tai đa kênh; Ingerborg và Erwin Horchmair đã phát triển các điện cực này và tạo nên hãng Medel vào năm 1989.

+ Tại Melbourne (Úc): Clark đại học Melbourne dẫn đầu nhóm nghiên cứu và tiến hành cấy ốc tai đa kênh cho BN đầu tiên ở Úc là Rod Saunder năm 1978.

- 1983: Lehnhardt tiến hành ca cấy điện cực ốc tai trẻ em đầu tiên.

- Tháng 12 năm 1984, cấy điện cực ốc tai không còn là một thử nghiệm nữa mà FDA đã chính thức chấp nhận cho tiến hành cấy điện cực ốc tai trên ngƣời.

- 1994 Würzburg tiến hành cấy ốc tai 2 bên trên ngƣời lớn và năm 1995 tiến hành cấy ốc tai 2 bên cho trẻ.

Tính đến tháng 12-2010 theo Tổ chức quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ trên thế giới có 219.000 ngƣời trên thế giới đƣợc cấy ốc tai, trong đó riêng Hoa Kỳ có 42.600 ngƣời lớn và 28.400 trẻ em đã đƣợc cấy ốc tai [26].

Tại BV Tai mũi họng Tp Hồ Chí Minh, Lê Trần Quang Minh năm 2015 báo cáo nghiên cứu về 54 bn nghe kém chuẩn bị cấy ốc tai thấy: nghe kém nặng chiếm 7,4%; nghe kém mức độ sâu (điếc) chiếm 92,6%. Tác giả đề xuất đƣờng rạch cải tiến: nhỏ, ngắn (3-4 cm), thẳng và tạo đƣờng hầm để luồn dây điện cực, cách cố định bộ phận tiếp nhận bên trong: bóc tách vừa đủ, tạo túi cốt mạc (qua đó rút ngắn đƣợc thời gian phẫu thuật) [27].

Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Cao Minh Thành năm 2013 tiến hành đánh giá 36 BN cấy điện cực ốc tai có ngƣỡng nghe trung bình sau phẫu thuật 4 tháng đạt đƣợc mức 30,83 dB [28].

Theo nghiên cứu của Lƣơng Hồng Châu năm 2013 tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ƣơng đánh giá 32 BN cấy điện cực ốc tai. Với 18 BN có thời gian theo dõi sau cấy < 6 tháng, ngƣỡng nghe đơn âm đạt mức 40-45dB. Với thời gian theo dõi, huấn luyện sau mổ > 6 tháng: có 13/14 BN (tỉ lệ 92,8%) đạt ngƣỡng nghe đơn âm từ 25-30 dB [29].

1.5.2. Cu to và nguyên tc hoạt động của điện cc c tai 1.5.2.1. Cấu tạo của hệ thống điện cực ốc tai 1.5.2.1. Cấu tạo của hệ thống điện cực ốc tai

Hình 1.23. Cấu tạo điện cực ốc tai [30]

- Phần ngoài:

+ Bộ phận thu âm (microphone): Thu nhận âm thanh, nằm ngay sau tai. + Bộ phận xử lý lời.

+ Bộ phận truyền tín hiệu.

- Phần trong: + Bộ phận tiếp nhận/kích thích (Reiceiver/stimulator); + Dẫy điện cực.

1.5.2.2. Nguyên tắc hoạt động

Âm thanh đƣợc thu bởi microphone - chuyển đến bộ xử lý lời: bộ xử lý lời mã hoá âm thanh chuyển đổi thành những dạng sóng xung điện, các xung điện đƣợc truyền đến cuộn cảm ứng - cuộn cảm ứng sẽ truyền tín hiệu qua da đến bộ cấy (bộ phận tiếp nhận/kích thích: Receiver/Stimulator). Bộ cấy truyền xung điện đến các điện cực. Các điện cực này kích thích hệ thống thần kinh

nghe (hạch xoắn), truyền thông tin lên não. Não nhận thức các tín hiệu này nhƣ âm thanh.

1.5.2.3. Các loại điện cực

* Điện cực đơn kênh:

Đƣợc thiết kế vào những năm 1980 bởi công ty 3M, bao gồm một điện cực kích thích và một điện cực phản hồi (điện cực đất). Điện cực đơn kênh thƣờng cho kết quả hạn chế hơn, BN thƣờng khó nhận biết đƣợc từ, câu chỉ với nghe đơn thuần (mà phải kết hợp hình miệng, ra dấu).

* Điện cực đa kênh:

Điện cực đa kênh có thể cung cấp thơng tin về âm thanh đƣợc ở cả 3 khía cạnh: cƣờng độ, tần số và trƣờng độ.

Các thế hệ điện cực đầu tiên sử dụng cách mã hóa nén đơn thuần (Compressed analog- CA). Về sau kỹ thuật xử lý sử dụng cách mã hóa dạng phổ (Spectra peak processing) và dạng ngắt quãng liên tục (Continuos interleave sampling).

a b

Hình 1.24: Kỹ thuật mã hóa [30]

a. Kỹ thuật mã hóa nén đơn thuần b. Kỹ thuật mã hóa dạng phổ

1.5.3. Chđịnh cấy điện cc c tai

Tiêu chí cấy điện cực ốc tai theo Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Tai mũi họng [31].

Tần số thấp

- Thính lực:

Nghe kém mức độ nặng (severe) → sâu (profound) hai tai. - Tuổi: Từ 12 tháng tuổi trở lên.

(BN thƣờng đạt kết quả tốt nhất nếu ≤ 6 tuổi). - Đã đeo máy trợ thính khơnghiệu quả (từ 3 tháng trở lên). - Tình trạng tinh thần: trẻ khơng có chậm phát triển tinh thần. - Khơng có bệnh lý nội khoa có chống chỉ định phẫu thuật.

- Vấn đề kinh tế xã hội: Gia đình trẻ có điều kiện kinh tế để chi trả cho phẫu thuật.

- Tham gia các khóa huấn luyện ngơn ngữ sau phẫu thuật.

- Cần họp với gia đình bệnh nhân giải thích về kết quả, kỳ vọng sau phẫu thuật, tầm quan trọng của tham gia khóa huấn luyện ngơn ngữ sau mổ.

- Tiêm phòng vắc xin:

Theo Hội đồng tƣ vấn thực hành tiêm chủng của Mỹ (ACIP) và khuyến cáo của tổ chức Kiểm soát nhiễm khuẩn Mỹ cần tiến hành tiêm vắc xin sau:Phế cầu và Hemophilus Influenza típ B [32]. Thời gian: trƣớc phẫu thuật 4 tuần.

1.5.4. Chng chđịnh

- Bất sản, khơng có ốc tai hai bên (dị dạng Michel). - Khơng có dây thần kinh VIII hai bên.

- Thiểu năng trí tuệ.

- Viêm tai giữa đang tiến triển, nhiễm khuẩn tai dai dẳng bên dựđịnh cấy - Bệnh lý thần kinh thính giác: U dây thần kinh thính giác hai bên, u xơ dây thần kinh typ 2 (Neurofibromatosis typ 2).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thăm dò chức năng nghe, chẩn đoán hình ảnh và đánh giá kết quả thính lực của trẻ cấy điện cực ốc tai (Trang 46 - 51)