1.8. Điều trị hen phế quản
1.8.3. Ứng dụng cytokine trong điều trị hen phế quả n
Mặc dù có một số thử nghiệm để ức chế các cytokine trong hen phế quản bằng cách ức chế các kháng thể, tuy nhiên kết quả vẫn còn hạn chế bởi vì có q nhiều cytokine cùng tham gia vào một quá trình và các cytokine ở mỗi một thời điểm lại có các tác dụng khác nhau.
Điều trị thuốc kháng cytokine:
Có rất nhiều cytokine liên quan đến hen, và một số đã là mục tiêu trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng.
25
Hình 1.8: Thuốc kháng cytokine trong hen phế quản
Ức chế cytokine của tế bào Th2
Thuốc ức chế IL-4 dạng hít đƣợc thử nghiệm và chứng minh ít hiệu quả trong điều trị, tuy nhiên thuốc này vẫn đƣợc tiếp tục quan tâm thông qua việc
ức chế nồng độ IL-13. Nồng độ IL-13 tăng thể hiện kiểu hình hen kháng
corticosteroid và do đó kháng IL-13 là mục tiêu điều trị cho bệnh nhân hen nặng [53].
Pitrakinra: là thuốc làm nghẽn IL-4 receptor α, và làm giảm đáng kểđáp ứng viêm muộn với dị nguyên dạng hít ở bệnh nhân hen nhẹ khi tiêm dƣới da hoặc khí dung [54].
Lebrikizumab: là kháng thểđơn dịng làm nghẽn IL-13, đƣợc nghiên cứu
ở bệnh nhân hen khơng kiểm sốt với ICS liều cao [54].
Mepolizumab: là kháng thể ức chế IL-5, làm giảm bạch cầu ƣa acid trong tuần hoàn và đờm của bệnh nhân hen. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho
thấy Mepolizumab làm giảm đợt cấp ở bệnh nhân hen dai dẳng tăng bạch cầu
26
Reslizumab: Một loại kháng thể đơn dòng chẹn IL-5 khác, giúp làm giảm một số triệu chứng và giảm bạch cầu ƣa acid trong đờm [52-55]. Kháng thể chống lại các receptor IL-5 α (benralizumab, MEDI-563) có thể hiệu quả hơn vì làm giảm bạch cầu ƣa acid tại đƣờng thở.
IL-9 đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển tế bào mast. Nghiên cứu lâm sàng trên động vật cho thấy ức chế IL-9 dẫn đến giảm viêm dịứng và chất nhầy, giảm tính tăng đáp ứng đƣờng thở. Thuốc ức chế kháng thể IL-9 (MEDI - 528) đã đƣợc chứng minh an toàn sau khi tiêm dƣới da hàng tuần, với xu hƣớng giảm hen do vận động, qua trung gian giảm hoạt động tế bào mast. Các thử nghiệm lâm sàng lớn hơn hiện nay đang trong tiến trình thực hiện [52-56].
Hiện nay các thử nghiệm đang tập chung vào ức chế lymphopoietin mô
đệm tuyến ức (TSLP), là cytokine IL-7 đƣợc tiết ra bởi tế bào biểu mô đƣờng hô hấp, với vai trị chỉ thị tế bào đi gai tiết chemokine thu hút các tế bào Th2 vào khí quản và tiềm năng hoạt hoá các tế bào này. TSLP tăng ở đƣờng hô hấp bệnh nhân hen nặng điều trị bằng ICS liều cao, gợi ý đây có thể là một
đích tốt cho điều trị.
Kháng TNF-α
TNF-α đóng một vai trị quan trọng ở bệnh nhân hen nặng. Một số
nghiên cứu ở bệnh nhân hen khơng kiểm sốt, gợi ý rằng điều trị kháng TNF (kháng thể kháng TNF infliximab hoặc thụ thể etanercept hịa tan) có thể làm giảm các triệu chứng, giảm đợt kịch phát, và giảm tăng đáp ứng đƣờng thở ở
những bệnh nhân hen nặng. Tuy nhiên một thử nghiệm đa trung tâm gần đây
cho thấy kháng thể golimumab khơng có tác dụng có lợi về chức năng phổi, làm giảm triệu chứng, hoặc cơn hen cấp, và có thể gây tăng nguy cơ viêm phổi và ung thƣ phổi [52-57].
27
Kháng cytokine khác
Một số thuốc chẹn cytokine khác hiện đang đƣợc thử nghiệm là mục tiêu cho bệnh nhân hen, bao gồm IL-17, IL-25, IL-33, GM - CSF, và yếu tố tế bào mầm. Tuy nhiên cho đến nay, chƣa có nghiên cứu lâm sàng ở bệnh nhân hen nặng đƣợc báo cáo.
Thuốc đối kháng thụ thể chemokine
Trọng tâm chính ở bệnh nhân hen là các thụ thể chemokine CCR3, chủ
yếu biểu hiện trên bạch cầu ƣa acid và trung hòa các phản ứng hoá học với CXCL11 (eotaxin), đƣợc sản xuất tăng ở bệnh nhân hen. Thụ thể chemokine [49] CCR8, CXCR4, trên các tế bào Th2.
Tóm lại, hen là bệnh viêm mạn tính đƣờng thở với nhiều cơ chế phối hợp phức tạp. Cần có nhiều nghiên cứu, với các thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm để quản lý và kiểm soát hen ngày một hiệu quả hơn.
28