Chương 1 : TỔNG QUAN
1.7. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI TỬ VONG CỦA ARD SỞ TRẺ EM
Như trên đã trình bày, các báo cáo về kết quả điều trị của ARDS là rất khác nhau tùy vào căn nguyên, từng mức độ của bệnh, tùy vào nhóm bệnh nhân với những đặc điểm về bệnh lý nền, cơ địa bệnh nhân và tùy vào điều kiện của từng cở sở điều trị. Vì vậy việc dự báo kết quả điều trị ở bệnh nhân ARDS là khó khăn. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố liên
quan với tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ARDS, kể cả người lớn và trẻ em [28],[38],[133],[134], [135],[136],[137]. Các nghiên cứu tập trung vào một số nhóm yếu tố như: mức độ nặng của bệnh nhân ARDS tại thời điểm chuẩn đoán, các yếu tố về cơ địa và bệnh nền của bệnh nhân, đáp ứng với điều trị và các tai biến, biến chứng trong quá trình điều trị.
- Liên quan giữa mức độ nặng và tỷ lệ tử vong ARDS ở trẻ em.
Yếu tố liên quan trực tiếp với kết quả điều trị bệnh nhân ARDS là mức độ nặng của bệnh nhân tại thời điểm chẩn đoán. Bệnh nhân ARDS càng nặng thì nguy cơ tử vong càng caọ Mức độ nặng có thể được đánh giá qua các chỉ số như: các thông số thở máy ban đầu, nhu cầu FiO2, kết quả oxy hóa máu (đánh giá qua các chỉ số SpO2, PaO2 máu, tỷ lệ PaO2/FiO2 , chỉ số OI…) và tình trạng suy đa tạng của bệnh nhân. Theo Colin và cộng sự [133], những yếu tố tiên đoán khả vong tử vong của bệnh nhân ARDS cũng tương tự như những yếu tố tiên đoán tử vong của bệnh nhân điều trị tích cực nói chung vì bản thân các yếu tố này cũng đã là yếu tố tiên lượng tử vong của bệnh nhân ở các khoa điều trị tích cực.
Tỷ lệ PaO2/FiO2 là yếu tố đã được khẳng định có liên quan đến tỷ lệ tử vong của ARDS và việc phân loại ARDS theo các mức độ nhẹ, vừa và nặng dựa trên tỷ lệ PaO2/FiO2 trong tiêu chuẩn Berlin 2012 giúp tiên lượng tốt hơn. Trong một phân tích gộp nhằm so sánh hai tiêu chuẩn AECC 1994 và Berlin 2012 dựa trên 4457 bệnh nhân [6], người ta thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa mức độ thiếu oxy của bệnh nhân (đánh giá bằng tỷ lệ PaO2/FiO2) và tỷ lệ tử vong của ARDS. Nếu PaO2/FiO2 > 200, tỷ lệ tử vong là 27%, nếu PaO2/FiO2 = 101 - 200, tỷ lệ tử vong là 35% và PaO2/FiO2 ≤ 100 thì tỷ lệ tử vong là 45%. Khi áp dụng tiêu chuẩn Berlin 2012 cho trẻ em, Daniele và cộng sự [8] cũng tiến hành một phân tích gộp tương tự và cho kết quả: tỷ lệ tử vong ở các mức độ nhẹ, vừa và nặng lần lượt là 11,3%, 13,9% và 25%, sự khác nhau là có ý
nghĩa thơng kê với p = 0,04. Trong một nghiên cứu của Phan Hữu Phúc [10] trên bệnh nhân ARDS là trẻ em ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào mức độ thiếu oxy tại thời điểm chẩn đoán ARDS. Nếu PaO2/FiO2 = 200 – 300 thì tỷ lệ tử vong là 33,3%, nếu PaO2/FiO2 = 100 – 200 thì tỷ lệ tử vong là 66,3%, nếu PaO2/FiO2 ≤ 100 thì tỷ lệ tử vong là 73,5%.
- Liên quan giữa các yếu tố cơ địa và tỷ lệ tử vong ARDS ở trẻ em
Chưa có nghiên cứu nào thiết kế chuyên biệt cho việc so sánh tỷ lệ tử vong của ARDS trên các nhóm bệnh nhân có cơ địa hoặc bệnh nền đặc biệt. Hơn nữa tỷ lệ tử vong của ARDS phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nên khó đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố cơ địa và bệnh nền đến tỷ lệ tử vong của ARDS. Một số tác giả nêu ra một số cơ địa và bệnh nền ở người lớn có thể làm tăng tỷ lệ tử vong của ARDS như: nghiện rượu, suy giảm miễn dịch... Đối với trẻ em, theo tổng kết của Dahlem và cộng sự [33], tử vong của ARDS có liên quan chặt chẽ đến mức độ nặng của suy hơ hấp, tình trạng suy đa tạng, tiền sử bệnh tật nặng nề hay sự hiện diện của một hoặc nhiều bệnh nền đặc biệt như suy giảm miễn dịch, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh…
- Liên quan giữa biến chứng điều trị và tỷ lệ tử vong ARDS ở trẻ em.
Các tai biến hoặc biến chứng trong q trình điều trị có liên quan đế tỷ lệ tử vong của ARDS. Điều này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh [28], [134],[136]. Các biến chứng chính được đề cập bao gồm: tai biến áp lực do thở máy (tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất), xuất huyết tiêu hóa, nhiễm khuẩn bệnh viện… Việc kiểm sốt cân bằng dịch khơng tốt, dẫn đến một cân bằng dịch dương cũng là một yếu tố liên quan đến kết quả điều trị không tốt trong ARDS, trong khi duy trì một cân bằng dịch tốt giúp cải thiện chức năng phổi, rút ngắn thời gian thơng khí nhân tạo và giảm tỷ lệ tử vong. Hai nghiên cứu đã trình bày ở trên: Nghiên cứu FACTT [115] của ARDS Network và nghiên cứu của Stacey [117] đều cho kết quả giống nhau có thể khẳng định điều nàỵ
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU