Tiên lượng ung thư phổi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số huyết học ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Chẩn đoán, điều trị và tiên lượng ung thư phổi

1.3.3. Tiên lượng ung thư phổi

UTP là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở người lớn. Kết quả điều trị còn hạn chế, các yếu tố tiên lượng vẫn đóng vai trị quan trọng trong việc giải thích kết cục của bệnh nhân. Các yếu tố tiên lượng giúp cho việc tư vấn bệnh nhân, quyết định các phương pháp điều trị và hiểu biết sâu sắc hơn về bản chất sinh học của bệnh, nhằm kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Theo Moumtzi D (2016) các yếu tố tiên lượng UTP được chia thành 4 nhóm: nhóm các yếu tố liên quan đến bệnh nhân, khối u, điều trị và nhóm các chỉ số xét nghiệm [32].

1.3.3.1. Giai đoạn và thể mô bệnh học ung thư. * Giai đoạn bệnh theo TNM

Giai đoạn bệnh theo TNM vẫn là yếu tố tiên lượng có giá trị nhất đối với UTP. Ước tỷ lệ sống thêm theo các giai đoạn như sau: giai đoạn IA có TGST trên 60 tháng là 82%, giai đoạn IB có TGST trên 60 tháng là 66%, giai đoạn IIA có TGST trên 60 tháng là 52%, giai đoạn IIB có TGST trên 60 tháng là 47%, giai đoạn IIIA có TGST trên 60 tháng là 36%, giai đoạn IIIB có TGST trên 60 tháng là 19% và giai đoạn IV có TGST trên 60 tháng là 6% [33].

* Thể mô bệnh học ung thư

Các nghiên cứu thấy UTPTBN là có tiên lượng xấu nhất, Inal S (2008) nghiên cứu trên 70 bệnh nhân UTP thấy TGST trung bình ở nhóm UTPTBN là 1,75±0,33 tháng và TGST trung vị là 1,77±0,4 tháng, trong khi đó ở nhóm UTPKTBN có TGST trung bình là 11,17±1,01 tháng và TGST trung vị là

11,17±1,18 tháng với p<0,001. Tỷ lệ thời gian sống thêm toàn bộ (TGSTTB) sau 1 năm ở nhóm bệnh nhân UTPTBN là 0% so với nhóm bệnh nhân UTPKTBN là 47,61%. Tỷ lệ TGSTTB sau 2 năm ở nhóm bệnh nhân UTPTBN là 0% so với nhóm UTPKTBN là 11,86% [12]. Theo Ozyurek B.A (2017) TGST trung vị ở nhóm UTPKTBN là 25,85 tháng so với TGST trung vị ở nhóm UTPTBN là 12,95 tháng với p<0,001 [34].

1.3.3.2. Các yếu tố khác

* Gen p53: ý nghĩa tiên lượng của gen p53 trong UTP vẫn còn chưa

thống nhất. Ở UTPTBN, việc nghiên cứu sẽ khó khăn vì hầu hết UTPTBN đều có đột biến gen p53. Trong khi đó ở UTPKTBN, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Hải (2010) thấy nhóm bệnh nhân có biểu lộ gen p53(+) có TGSTTB là 7,9±1,8 tháng, trong khi đó nhóm khơng có biểu lộ gen p53(-) có TGSTTB là 15,9±2,3 tháng, với p<0,01 [35].

* Gen EGFR: Berardi R (2016) nghiên cứu trên 401 bệnh nhân

UTPKTBN thấy tình trạng đột biến gen EGFR là yếu tố có giá trị tiên lượng với phân tích đơn biến có chỉ số HR=2,32 (với p=0,020), khi phân tích đa biến thấy tình trạng đột biến gen EGFR là yếu tố tiên lượng độc lập với TGSTTB có chỉ số HR=2,38 (với p=0,025) [36].

* CEA: Tomita M (2018) nghiên cứu trên 341 bệnh nhân UTPKTBN

cho thấy CEA là yếu tố tiên lượng với TGSTTB có chỉ số HR=0,382 (với p<0,001), khi phân tích đa biến tác giả cũng thấy CEA là yếu tố tiên lượng độc lập có chỉ số HR=0,438 (với p=0,001) [37]. Nguyễn Minh Hải (2010) nghiên cứu 187 bệnh nhân UTPKTBN cho thấy nhóm bệnh nhân có nồng độ CEA<5ng/ml có TGSTTB là 15,2±1,7 tháng, trong khi đó ở nhóm có nồng độ CEA≥5ng/ml có TGSTTB chỉ có 8,2±0,6 tháng, với p<0,05 [35].

* TPS: Nguyễn Minh Hải (2010) nghiên cứu 187 bệnh nhân

UTPKTBN cho thấy nhóm bệnh nhân có nồng độ TPS<80U/L có TGSTTB là 14,2±1,7 tháng, trong khi đó nhóm có nồng độ TPS≥80U/L có TGSTTB chỉ có 9,8±0,9 tháng, với p<0,01[35].

* Chỉ số Karnofsky: chỉ số Karnofsky hoặc ECOG là chỉ số được sử dụng rộng rãi để đánh giá trình trạng tồn thân của bệnh nhân. Vũ Hữu Khiêm (2017) nghiên cứu trên 42 bệnh nhân UTPKTBN thấy TGSTTB trung vị của nhóm bệnh nhân có chỉ số Karnofsky 90-100 là 45,5 tháng dài hơn so với nhóm bệnh nhân có chỉ số Karnofsky 80 là 17,4 tháng, với p=0,016 [38]. Phạm Văn Thái (2014) nghiên cứu trên 81 bệnh nhân UTPKTBN thấy TGSTTB trung vị ở nhóm bệnh nhân có Karnofsky<80 là 11 tháng ngắn hơn so với nhóm có Karnofsky≥80 là 22,6 tháng, với p<0,001[39].

* LDH: Huang W (2018) nghiên cứu trên 589 bệnh nhân UTPKTBN

thấy LDH (với ngưỡng cut off là 195,5U/L) có giá trị tiên lượng với thời gian sống thêm khơng tiến triển (TGSTKTT) có chỉ số HR=1,443 với p=0,003 và TGSTTB có chỉ số HR=1,415 với p=0,005 [9]. Tas F (2013) nghiên cứu 110 bệnh nhân UTP với nồng độ LDH≤450U/L có TGSTTB trung vị là 62,1 tuần và ở nhóm có nồng độ LDH>450U/L có TGSTTB trung vị là 30,8 tuần với p=0,001 [40].

* Albumin: Shiroyama T (2018) nghiên cứu trên 201 bệnh nhân

UTPKTBN thấy Albumin huyết thanh trung vị là 3,7g/dl. Lượng albumin giảm là yếu tố tiên lượng với TGSTKTT có chỉ số HR=1,75 với p<0,001. TGSTTB có chỉ số HR=2,5 với p=0,003 [41]. Lee Y.S (2017) nhóm bệnh nhân có lượng Albumin<3,1g/dl có TGSTTB trung vị là 2,6 tháng so với nhóm bệnh nhân có lượng Albumin≥3,1g/dl có TGSTTB trung vị là 9,5 tháng, với p<0,001 [42].

Ngoài ra, một số nghiên cứu khác thấy các chỉ số huyết học như: SLBC, huyết sắc tố (HST), SLTC... cũng như các chỉ số đông máu như thời gian prothrombin (PT), thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (APTT), lượng fibrinogen, nồng độ D-dimer... cũng đóng vài trị quan trọng trong tiên lượng ở bệnh nhân UTP [4], [7], [10], [43], [44], [45], [46], [47].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số huyết học ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)