CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4. Thay đổi huyết học trong ung thư phổi
1.4.3. Sinh lý đông cầm máu
1.4.3.1. Giai đoạn cầm máu
Xảy ra ngay khi thành mạch bị tổn thương, lớp dưới nội mạc bị bộc lộ. Tiểu cầu dính vào lớp dưới nội mạc với sự có mặt của vWF và receptor GPIb trên bề mặt tiểu cầu. Sau đó, chúng giải phóng ra các sản phẩm ADP, serotonin, epinephrine và các dẫn suất của prostaglandin, đặc biệt là thromboxan A2. Một số sản phẩm này thúc đẩy các tiểu cầu dính vào nhau, kết quả là hình thành nút tiểu cầu mà bắt đầu là sự kết dính tiểu cầu vào lớp dưới nội mạc. Nút tiểu cầu nhanh chóng lớn lên về mặt thể tích và sau một vài phút hoàn thành nút tiểu cầu chỗ mạch máu bị tổn thương. Đây là quá trình phức tạp với phản ứng co mạch, kết dính tiểu cầu, phản ứng giải phóng, ngưng tập tiểu cầu và làm hoạt hóa q trình đơng máu [63], [64], [65].
1.4.3.2. Giai đoạn đông máu huyết tương
+ Giai đoạn khởi đầu trên các tế bào mang TF. Phức hợp TF/VIIa hoạt hoá một lượng nhỏ yếu tố IX và X thành IXa và Xa. Yếu tố Xa kết hợp với đồng yếu tố Va và tạo thành phức hợp prothrombinase trên bề mặt tế bào mang TF. Phức hợp này chuyển một lượng nhỏ prothrombin thành thrombin.
+ Giai đoạn khuếch đại trên bề mặt tiểu cầu: việc tạo ra một lượng nhỏ thrombin trên bề mặt tế bào mang TF sẽ gây hoạt hóa tiểu cầu, bộc lộ các receptor và gắn các yếu tố đơng máu đã hoạt hố trên bề mặt tiểu cầu. Đồng thời hoạt hoá yếu tố XI thành XIa và các đồng yếu tố V, VIII thành Va, VIIIa trên bề mặt tiểu cầu và tách yếu tố vWF ra khỏi phức hợp VIII/vWF. vWF là chất trung gian cho việc kết dính và ngưng tập tiểu cầu tại vị trí mạch tổn thương.
+ Giai đoạn mở rộng: hoạt hoá tạo cục đơng trên bề mặt tiểu cầu hoạt hố. Đầu tiên, yếu tố IX được hoạt hoá từ yếu tố XIa và TF/VIIa thành IXa, IXa gắn với yếu tố VIIIa trên bề mặt tiểu cầu tạo thành phức hợp IXa/VIIIa hoạt hoá mạnh mẽ yếu tố X thành Xa. Yếu tố Xa kết hợp nhanh chóng với yếu tố Va gắn trên tiểu cầu trong suốt giai đoạn khuếch đại.
Cuối cùng, hoàn chỉnh prothrombinase tiểu cầu dẫn tới sản sinh một lượng lớn thrombin đủ khả năng chuyển fibrinogen thành fibrin hòa tan; rồi fibrin hòa tan được ổn định bởi yếu tố XIIIa trở thành fibrin khơng hịa tan. Bên cạnh đó, yếu tố XIa hoạt hóa yếu tố IX và góp phần vào việc hình thành thêm một lượng thrombin dư cần thiết cho TAFI (thrombin activated fibrinolysis inhibitor) ức chế hoạt hóa tiêu sợi huyết [66]. Điều này lý giải tại sao khi thiếu yếu tố XI thường gây chảy máu vừa phải vì nó làm giảm yếu tố ức chế hoạt hóa tiêu sợi huyết.
1.4.3.3. Giai đoạn tiêu sợi huyết
Mục đích cơ bản của giai đoạn này là làm tan fibrin trả lại sự thơng thống của thành mạch. Quá trình tiêu fibrin xảy ra ngay khi hình thành nút cầm máu. Ở giai đoạn này, plasminogen (dạng khơng hoạt động) được hoạt hố để trở thành plasmin (dạng hoạt động), nó được phóng thích từ thành mạch (hoạt hóa nội sinh) hoặc tổ chức (hoạt hóa ngoại sinh). Plasmin hình thành có khả năng phân hủy fibrinogen, fibrin và một số yếu tố đông máu khác như: V, VIII.... Phản ứng TSH sinh lý được khu trú tại nơi có nút cầm máu và hệ quả là nút cầm máu tạo nên bởi mạng fibrin của q trình đơng máu huyết tương được tiêu hủy để trả lại sự lưu thơng của mạch máu tại vị trí mạch máu bị tổn thương. Q trình TSH được kiểm sốt bởi những chất có tính ức chế các yếu tố hoạt hoá plasminogen và những chất làm bất hoạt plasmin. Nhờ đó, mà ngăn ngừa được sự mất fibrinogen và những yếu tố đông máu khác [63].
1.4.3.4. Các chất ức chế đông máu sinh lý
Sự tương tác của tiểu cầu và các yếu tố đơng máu nhằm mục đích cầm máu ở những vết thương thành mạch nhưng có thể gây ra tắc mạch. Sự đơng máu khơng cần thiết trong tuần hồn được ngăn ngừa bằng một hệ thống tự vệ: một mặt nếu các yếu tố đơng máu được hoạt hóa tại chỗ sẽ bị pha lỗng và bị gan đào thải, mặt khác có những chất ức chế huyết tương sẽ cản trở đông máu bằng cách bất hoạt các yếu tố đã được hoạt hóa hoặc làm thối hóa các đồng yếu tố của phản ứng enzym. Vai trò của gan trong việc chống tắc mạch chưa được rõ ràng nhưng tầm quan trọng của một số chất ức chế sinh lý trong vấn đề này khơng thể phủ nhận. Có nhiều chất ức chế protease trong huyết tương, được chia làm hai nhóm chính là ức chế đường đơng máu ngoại sinh đại diện là TFPI (tissue factor pathway inhibitor: chất ức chế con đường yếu tố tổ chức), và ức chế đường đông máu nội sinh gồm anti thrombin III (AT IIII), protein C (PC), protein S (PS). Nếu thiếu hụt AT III, PC và PS có thể gây ra tắc mạch [64], [69].