1.5.4. Chẩn đoán phân biệt.
Viêm phế quản: ho, sốt, khó thở, nghe phổi có rale ẩm, ít rale rít, rale ngáỵ
Bệnh phổi tắc nghẽn tính (COPD): khó thở thường xun, gặp ở tuổi
trung niên, có tiền sử hút thuốc lá, test phục hồi phế quản với Salbutamol âm tính.
1.6. Điều trị hen phế quản
Các phương pháp điều trị chia làm 2 nhóm: Đặc hiệu (khâu I, II) và không đặc hiệu (khâu III, IV).
1.6.1. Các phương pháp điều trị đặc hiệu
1.6.1.1. Các biện pháp tránh tiếp xúc dị nguyên: bằng cách thay đổi nơi ở, nơi
làm việc hoặc đổi nghề, thay đổi thuốc, đổi chế độ ăn (để loại bỏ các thực phẩm gây dị ứng cho bệnh nhân). Phương pháp này không dễ thực hiện đối với nhiều người bệnh, vì nó có thể làm đảo lộn cuộc sống [2].
1.6.1.2. Phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu
Giảm mẫn cảm đặc hiệu (GMCĐH) là một trong các liệu pháp miễn dịch thường áp dụng trong điều trị những bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng… có quá mẫn đối với một hoặc nhiều loại dị nguyên gây bệnh mà ta đã biết rõ và đã có sẵn. Phương pháp này được tiến hành khi không thể loại bỏ được dị nguyên khỏi môi trường hoặc không thể cách ly bệnh nhân với dị nguyên. Liệu pháp miễn dịch đặc hiệu không chỉ điều trị hiệu quả các bệnh lý dị ứng mà còn đem lại cơ hội khơi phục đáp ứng miễn dịch bình thường đối với các dị nguyên trong quá trình diễn biến lâu dài của bệnh.
Cơ chế miễn dịch: Nguyên lí chung của phương pháp này là đưa dị nguyên mẫn cảm vào cơ thể với liều lượng tăng dần và kéo dài dẫn đến sự thay đổi của các tế bào lympho B và T, kích thích cơ thể sinh ra kháng thể bao vây có bản chất IgG4, làm thay đổi cách đáp ứng miễn dịch và ngăn ngừa sự xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Nói cách khác, phương pháp điều trị này gây ra sự dung nạp kéo dài của cơ thể đối với dị nguyên. Khởi đầu quá trình điều trị, trong một vài giờ đầu tiên đã có sự giảm sút hoạt tính, sự phóng thích hạt và xu hướng gây phản vệ hệ thống của các tế bào mast và bạch cầu ái kiềm. Sau đó là sự tạo thành các tế bào lympho B và T điều hòa đặc hiệu dị
nguyên và sự ức chế của các tế bào Th1 và Th2 đặc hiệu dị nguyên. Kháng thể IgE đặc hiệu tăng lên trong giai đoạn đầu nhưng giảm dần sau đó. Những sự kiện này diễn ra song song với sự tăng dần của kháng thể IgG4 trong quá trình điều trị. Sau vài tháng, tỷ lệ IgE/IgG4 đặc hiệu dị nguyên giảm dần. Sau đó là sự giảm số lượng và giải phóng mediator của các tế bào mast và bạch cầu ái toan ở tổ chức và đáp ứng pha muộn xảy rạ Giảm có ý nghĩa mức đáp ứng của test bì type 1 cũng được quan sát thấy tương đối muộn trong quá trình điều trị. Cần lưu ý là có sự khác biệt đáng kể về tính đáp ứng giữa các cá thể và phác đồ giảm mẫn cảm được sử dụng (hình 1.3) [23],[24].