Sự thay đổi đường kính sẩn của test lẩy da sau điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) điều trị hen phế quản dị ứng do dị nguyên dermatophagoides pteronyssinus bằng liệu pháp miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi (Trang 126 - 129)

Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Tài (2013) được thực hiện trên 45 bệnh nhân viêm mũi dị ứng do D.pteronyssinus được điều trị bằng liệu pháp MDĐH đường dưới lưỡi, trong đó, 100% bệnh nhân trước điều trị có test lẩy da dương tính với mức độ 3(+) nhiều nhất chiếm 44,44 %; thấp nhất là mức độ 1(+) chiếm 8,9%. Sau 24 tháng điều trị, chỉ cịn 75,56% bệnh nhân có test lẩy da dương tính và chỉ ở mức độ 1(+) và 2(+), khơng có bệnh nhân nào ở mức 3(+) và mức 4(+) [90].

Trái với những kết quả nghiên cứu trên, một số tác giả đã khơng tìm thấy sự thay đổi mức độ dương tính của test lẩy da với dị nguyên MDĐH sau điều trị liệu pháp MDĐH. Nghiên cứu của Vesna (2016) được thực hiện trên 52 bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm (n=26) để điều trị bằng liệu pháp MDĐH hoặc giả dược. Kết quả cho thấy, sau 1 năm điều trị, đường kính sẩn trung bình của test lẩy da với dị nguyên D.pt đã giảm 2,5% (từ 7,53±3,03 mm xuống 7,34±3,81) ở nhóm điều trị MDĐH và tăng 9,5% (từ 6,07±2,55 lên 6,65±2,26 mm) ở nhóm dùng giả dược, tuy nhiên, sự khác biệt giữa 2

nhóm là khơng có ý nghĩa thống kê [91]. Tương tự, nghiên cứu của Bahceciler (2005) trên 2 nhóm bệnh nhân HPQ được điều trị liệu pháp MDĐH đường dưới lưỡi với 2 dị nguyên D. Farinae và D. Pteronyssinus

cũng cho thấy, đường kính trung bình của sẩn khi thử test lẩy da với các dị ngun trên đều khơng có sự thay đổi sau điều trị ở cả nhóm điều trị 6 tháng và nhóm điều trị 12 tháng [87].

4.2.2.3. Về sự thay đổi nồng độ IgE đặc hiệu với dị nguyên D.pt sau điều trị

Kết quả trình bày trong biểu đồ 3.15 cho thấy, sau 3 tháng điều trị, nồng độ trung bình của kháng thể IgE đặc hiệu với dị nguyên D.pt đã tăng từ 46,12 ± 29,20 (IU/ml) lên 49,84 ± 31,44 (IU/ml), sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p=0,02. Sau đó, nồng độ trung bình của kháng thể IgE đặc hiệu bắt đầu giảm nhẹ ở 6 tháng (p=0,32) và giảm rõ rệt sau 12 tháng p<0,0001. Những kết quả này của chúng tôi khá phù hợp với những kết quả nghiên cứu đã công bố trước đây về sự thay đổi của nồng độ kháng thể IgE đặc hiệu với dị nguyên mạt bụi nhà sau điều trị bằng liệu pháp MDĐH. Nghiên cứu của Blumberga (2011) được thực hiện trên 54 bệnh nhân HPQ do dị ứng mạt bụi nhà được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, điều trị với liệu pháp MDĐH đường tiêm dưới da hoặc giả dược trong thời gian 3 năm. Kết quả theo dõi cho thấy, nồng độ kháng thể IgE đặc hiệu với dị nguyên mạt bụi nhà cũng có xu hướng tăng dần trong giai đoạn khởi đầu (p=0,028 so với giả dược) và sau đó giảm dần về mức trước điều trị [92]. Tương tự, nghiên cứu của Bahceciler (2005) cũng cho thấy, nồng độ trung bình của kháng thể IgE đặc hiệu với dị nguyên Der-p-1 ở các bệnh nhân HPQ trẻ em sau điều trị bằng liệu pháp MDĐH đường dưới lưỡi đã giảm từ 100 (IU/ml) xuống 7,8 (IU/ml) (p<0,05) ở nhóm điều trị 6 tháng và giảm từ 24,6 (IU/ml) xuống 3,4 (IU/ml) (p<0,05) ở nhóm điều trị 12 tháng. Các tác giả kết luận rằng liệu pháp MDĐH không chỉ giúp giảm triệu

chứng hen và nhu cầu sử dụng thuốc hen mà còn giúp điều hòa ngược gây giảm sản xuất IgE đặc hiệu [87].

Trái với các kết quả trên, nghiên cứu của Bousquet (1999) lại phát hiện sự gia tăng nồng độ của kháng thể IgE đặc hiệu với dị nguyên MBN sau 24 tháng điều trị bằng liệu pháp MDĐH so với nhóm dùng giả dược (p=0,05) [85]. Trong khi đó, nghiên cứu của Vesna (2016) lại cho thấy nồng độ trung bình của kháng thể IgE đặc hiệu với dị nguyên D.pt chỉ tăng nhẹ 2,1% (từ 3,75±1,19 IU/ml lên 3,83±1,20 IU/ml) sau 12 tháng điều trị liệu pháp miễn dịch đặc hiệu với dị nguyên D.pt, trong khi mức độ tăng ở nhóm điều trị giả dược là 0,3% (từ 3,28±0,94 IU/ml lên 3,29±0,95 IU/ml). Sự khác biệt giữa 2 nhóm là khơng có ý nghĩa thống kê (p>0.05) [91]. Trong một nghiên cứu mù đơi có đối chứng khác của Pajno (2000) được thực hiện trên 21 bệnh nhân HPQ do dị ứng MBN trong nhóm tuổi 8-15, các bệnh nhân được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm điều trị với liệu pháp MDĐH đường dưới lưỡi hoặc giả dược trong thời gian 2 năm. So sánh trước và sau điều trị, các tác giả nhận thấy nhóm bệnh nhân điều trị MDĐH có sự cải thiện rõ rệt điểm triệu chứng hen và nhu cầu dùng thuốc, nhưng sự thay đổi nồng độ kháng thể IgE đặc hiệu với dị ngun MBN là khơng có sự khác biệt so với nhóm chứng [93].

Trong một báo cáo tổng hợp của Liao W và cộng sự (2015), các tác giả đã phân tích các dữ liệu được trộn từ 11 nghiên cứu nghiên cứu khác nhau, bao gồm 454 trẻ em mắc HPQ/viêm mũi dị ứng có nhạy cảm với dị nguyên mạt bụi nhà được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch đặc hiệu (n=230) hoặc giả dược (n=224) trong thời gian 4 tháng đến 3 năm. Trong số này, có 7 nghiên cứu đưa ra đầy đủ thông tin về sự thay đổi nồng độ kháng thể IgE đặc hiệu với dị nguyên D.pt sau điều trị. Phân tích dữ liệu từ các nghiên cứu này cho thấy có sự khác biệt lớn giữa các kết quả thu được (p<0,0001), các tác giả cũng khơng tìm thấy có sự khác biệt về mức độ thay đổi nồng độ IgE đặc hiệu

sau điều trị giữa nhóm điều trị MDĐH và nhóm dùng giả dược (p=0,076) (hình 4.4) [84].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) điều trị hen phế quản dị ứng do dị nguyên dermatophagoides pteronyssinus bằng liệu pháp miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)