Hình 4.5 So sánh sự thay đổi nồng độ IgE đặc hiệu sau điều trị
4.1. Đặc điểm chung của các bệnh nhân HPQ
4.1.6. Đặc điểm về chức năng thơng khí phổi
Lưu lượng đỉnh (PEF) được định nghĩa là lưu lượng tối đa của dịng khí thở ra gắng sức. Lưu lượng đỉnh có thể được đo bằng máy đo phế dung kế (spirometer) cùng với nhiều thông số khác như FVC, FEV1… hoặc đo bằng lưu lượng đỉnh kế (Peak Flow Meter). Với ưu điểm tương đối rẻ tiền, nhỏ gọn, thao tác sử dụng đơn giản, có khả năng tái tạo kết quả, các loại lưu lượng đỉnh kế hiện nay là dạng dụng cụ tương đối lý tưởng cho người bệnh hen tự theo dõi mức độ tắc nghẽn đường thở tại nhà. Cùng với các dấu hiệu lâm sàng, lưu
lượng đỉnh là chỉ số tương đối có giá trị để đánh giá mức độ tắc nghẽn thở của các đường thở lớn ở các bệnh nhân HPQ. Bệnh nhân sẽ được coi là có rối loạn thơng khí tắc nghẽn khi giá trị PEF giảm dưới 80% giá trị lý thuyết hoặc giá trị PEF tốt nhất của bệnh nhân nếu biết. Tuy nhiên, có một thực tế cần lưu ý là việc đo PEF bằng lưu lượng đỉnh kế phần lớn chưa được chuẩn hóa và khơng tương quan chặt chẽ với các thông số đo lường chức năng phổi khác (như FEV1), ở cả người lớn và trẻ em [61]. Phần trăm PEF so với giá trị lý thuyết trung bình thường cao hơn 10% so với FEV1, với một sự biến thiên lớn giữa các phương pháp đo [62]. PEF thường có xu hướng ước tính mức độ tắc nghẽn thấp hơn thực tế trong những trường hợp tắc nghẽn khơng nặng và ước tính q mức thực tế trong những trường hợp tắc nghẽn nặng, đặc biệt khi tình trạng tắc nghẽn và ứ trệ khí đang nặng lên [63].
Trong nghiên cứu của chúng tơi, theo các kết quả trình bày trong bảng 3.8 cho thấy, trung bình % so với GTLT của các thông số PEF, FEV1, FVC và FEV1/FVC lần lượt là 42,65 13,84; 52,01 10,43; 81,56 14,44 và 64,55 9,50. Kết quả này phản ánh sự tắc nghẽn đường thở khá rõ rệt ở nhóm bệnh nhân nghiên cứụ Nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả nước ngoài đã cho thấy sự thiếu tương quan giữa PEF với các triệu chứng lâm sàng ở các bệnh nhân hen. Theo một nghiên cứu của Ferguson AC (1988) cho thấy, ở những bệnh nhân hen trẻ em trong giai đoạn ổn định, khơng có triệu chứng lâm sàng, trị số PEF vẫn giảm dưới mức bình thường ở 54% các trường hợp [64]. Trong một nghiên cứu khác của Teeter J.G. (1998), tác giả nhận thấy triệu chứng hen trên lâm sàng có tương quan rất yếu với PEF (r= 0,384; p=0,0029). Khi được đánh giá lại sau 8 tuần điều trị, các bệnh nhân ghi nhận sự cải thiện rõ rệt của một số triệu chứng lâm sàng như khị khè, thở rít, nặng ngực, khó thở và thức giấc về đêm, nhưng PEF vẫn khơng có sự cải thiện [65]. Do sự thiếu tương quan giữa PEF với triệu chứng lâm sàng nên việc đánh giá
mức độ kiểm soát hen trong thực hành lâm sàng được khuyến cáo nên đồng thời dựa vào nhiều công cụ, cả chủ quan và khách quan, vì mỗi cơng cụ này đưa ra những thơng tin bổ trợ về những khía cạnh khác nhau của kiểm soát hen.