CÁC YẾU TỐ MGUY CƠ CỦA XƠ GAN

Một phần của tài liệu Giá trị của chỉ số MELD trong tiên lượng bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện Gang Thép (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.2. CÁC YẾU TỐ MGUY CƠ CỦA XƠ GAN

4.2.1. Các yếu tố nguy cơ của xơ gan

Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy, rượu là yếu tố nguy cơ chủ yếu của xơ gan (67.4%), rượu kết hợp với viêm gan virus chiếm 20.4%, viêm gan virus B và chiếm lần lượt 6.1% và 2.0%, cịn có 4.1% bệnh nhân chưa xác định được yếu tố nguy cơ.

Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Linh cho thấy xơ gan do rượu chiếm 58.83%; rượu và viêm gan virus B, C: 10%; viêm gan B: 19.5%; viêm gan C: 1.53%; 9.91% bệnh nhân khơng tìm thấy yếu tố nguy cơ gây xơ gan [39].

Phân bố các yếu tố nguy cơ trong nghiên cứu của Đào Anh Tuấn năm 2015 như sau: rượu chiếm 48.79%; viêm gan B: 22.95%; viêm gan C: 2.9%; rượu và viêm gan virus: 10.38% [48].

Tác giả Nguyễn Chiến Thắng nghiên cứu trên 64 bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nhận thấy tỷ lệ xơ gan do rượu là 55.07%, do viêm gan virus là 27.54% [40].

So sánh với một số nghiên cứu khác trên thế giới, chúng tơi nhận thấy có sự khác biệt.

Nghiên cứu của Maria Fragaki và cộng sự năm 2019 cho thấy xơ gan rượu chiếm 36.4%, do virus: 28.7%, kết hợp rượu và virus chiếm 8.2% [32].

Tỷ lệ xơ gan do rượu, viêm gan B, viêm gan C trong nghiên cứu của Bae WK (Hàn Quốc, 2007) lần lượt là 43.7%, 40.8% và 9.9% [47].

Tác giả Robert nghiên cứu trên 42 bệnh nhân xơ gan tại Mỹ, thấy rằng viêm gan C chiếm 20% và rượu chiếm 14% trong các nguyên nhân của xơ gan [43].

Tỷ lệ xơ gan do rượu trong nghiên cứu của chúng tơi nói riêng cũng như các nghiên cứu ở Việt Nam nói chung, chiếm một tỷ lệ cao cao hơn so với các nước trên thế giới.

4.2.2. Phân bố yếu tố nguy cơ theo giới

Chúng tôi nhận thấy sự khác biệt rõ rệt trong sự phân bố các yếu tố nguy cơ gây xơ gan giữa hai giới. Ở nam giới, xơ gan do rượu chiếm đa số (70.2%), xơ gan do rượu kết hợp với viên gan virus chiếm 21.3%, viêm gan virus B: 4.3%, viêm gan virus C: 1.1%. Còn ở nữ giới, viêm gan B chiếm 50%, viêm gan C chiếm 25% trong yếu tố nguy cơ gây xơ gan, khơng có bệnh nhân nữ giới nào xơ gan do rượu.

Trong nghiên cứu của Đào Anh Tuấn, với các bệnh nhân xơ gan là nam, 56% xơ gan do rượu, 11.83% do rượu phối hợp viêm gan virus, viêm gan B chiếm 17.5%, viêm gan C chiếm 2.5%. Ở các bệnh nhân nữ, viêm gan B chiếm 58.2%, viêm gan C chiếm 5.4% trong các yếu tố nguy cơ của xơ gan, chỉ có một bệnh nhân nữ (chiếm 1.8%) xơ gan do rượu [48].

Điều này một lần nữa phản ánh thói quen sử dụng rượu bia phổ biến ở nam giới hơn so với nữ.

4.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG4.3.1. Tri giác 4.3.1. Tri giác

Các bệnh nhân xơ gan trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu nhập viện trong tình trạng tri giác tỉnh táo (81.6%), có 18.4% bệnh nhân có dấu hiệu bệnh não do gan trên lâm sàng, biểu hiện tình trạng tri giác lơ mơ. Khơng có bệnh nhân nào nhập viện trong tình trạng hơn mê.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hương, tỷ lệ bệnh nhân khơng có bệnh não gan (tri giác tỉnh táo) là 85.3%, có 12.7% bệnh nhân lơ mơ và chỉ có 2.0% bệnh nhân hơn mê khi nhập viện [5].

4.3.2. Một số đặc điểm lâm sàng khác

Các triệu chứng hay gặp ở các bệnh nhân xơ gan trong nghiên cứu của chúng tôi là vàng da vàng mắt (73.5%), xuất huyết dưới da (68.4%), cổ trướng (52.0%), phù 40.8%), tuần hoàn bàng hệ (36.7%), gan to (24.5%), lách to (13.3%).

Đây cũng là các triệu chứng hay gặp ở các bệnh nhân xơ gan. Tác giả Nguyễn Thị Song Thao thấy rằng bệnh nhân xơ gan có vàng da vàng mắt chiếm 80.7%; phù: 56.5%; cổ trướng: 75.8%; tuần hoàn bàng hệ: 43.6%; xuất huyết dưới da: 19.4%; 21.0% bệnh nhân có gan to trên lâm sàng [12].

Trong nghiên cứu của Phạm Hữu Anh, các triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân xơ gan là: vàng da vàng mắt (87%), xuất huyết dưới da (37.1%), phù (30.6%), gan to (27.6%), lách to (7.6%) [38].

Tác giả Nguyễn Thị Mai Hương nhận thấy 66.7% bệnh nhân có vàng da vàng mắt, phù có ở 40.2%, gan to: 17.7% và lách to gặp ở 31.7% bệnh nhân xơ gan [5].

Trong nghiên cứu của Nguyễn Chiến Thắng, 75.36% bệnh nhân xơ gan có vàng mắt vàng da; xuất huyết dưới da: 17.39%; cổ trướng: 75.36%; tuần hoàn bàng hệ: 37.68%; phù hai chân: 42.03%; gan to: 23.19% và lách to chiếm 27.54% [40].

Tỷ lệ các triệu chứng trong các nghiên cứu khác nhau là không giống nhau, tuy nhiên đây đều là các triệu chứng của hội chứng suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lục tĩnh mạch cửa. Sự có mặt của các triệu chứng này giúp chẩn đốn xác định bệnh xơ gan trên lâm sàng.

4.3.3. Mức độ cổ trướng trên lâm sàng

Cổ trướng là một triệu trứng hay gặp của hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, triệu chứng này cũng giúp đánh giá mức độ nặng của xơ gan thơng qua việc góp mặt vào thang điểm Child – Pugh. Bệnh nhân xơ gan có dịch cổ trướng dễ gặp biến chứng nhiễm trùng dịch cổ trướng, tình trạng này có thể thúc đẩy sự mất bù của xơ gan [42]. Cổ trướng là kết quả của sự phối hợp nhiều rối loạn: do tăng áp lực thủy tĩnh của hệ thống TM cửa; do tăng tính thấm thành mạch vì tình trạng thiếu oxy và nhiễm độc mạn tính ở bệnh nhân suy gan; do giảm áp lực keo huyết tương (do gan giảm chức năng tổng hợp protein); do gan không phân hủy một số hormone giữ muối nước như aldosterone và giữ nước như ADH.

Trong nghiên cứu của chúng tơi, 52% bệnh nhân có cổ trướng, trong đó 15.3% bệnh nhân có cổ trướng mức độ ít, 19.4% cổ trướng mức độ vừa và cổ trướng nhiều chiếm 17.3%.

Theo tác giả Nguyễn Thị Linh, 59.57% bệnh nhân xơ gan có dịch cổ trướng, trong đó cổ trướng mức độ ít chiếm 32.58%, mức độ vừa và nhiều chiếm 26.99% [39].

Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hương, có 71.6% bệnh nhân có dịch cổ trướng, trong số đó cổ trướng mức độ nhiều chiếm 28.4%. Tuy nhiên do các bệnh nhân trong nghiên cứu này đều xơ gan Child B và C, đây là giai đoạn xơ gan mất bù, vì vậy cổ trướng là triệu chứng thường gặp [5].

Tỷ lệ bệnh nhân xơ gan có dịch cổ trướng trong nghiên cứu của các tác giả Phạm Hữu Anh và Trần Văn Hòa lần lượt là 50% và 48.6% dân số nghiên cứu [38] [44].

Một phần của tài liệu Giá trị của chỉ số MELD trong tiên lượng bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện Gang Thép (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w