CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.5. BIẾN CHỨNG VÀ KẾT QỦA ĐIỀU TRỊ
4.5.1. Biến chứng
Qua nghiên cứu chúng tơi nhận thấy, 48% bệnh nhân xơ gan có biến chứng. Trong đó 28 bệnh nhân chỉ có một biến chứng (chiếm 28.6% tổng bệnh nhân nghiên cứu), 19 bệnh nhân có từ 2 biến chứng trở lên (chiếm 19.4%).
Biến chứng hay gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa (28.6%) và bệnh não gan (21.4%), có 11.2% bệnh nhân có nhiễm trùng dịch cổ trướng, 8.2% bệnh nhân có hội chứng gan thận.
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi có điểm tương đồng với nghiên cứu của Võ Thị Minh Đức: tỷ lệ XHTH là 27.5%, bệnh não gan: 11.8%, NTDCT: 12%, hội chứng gan thận chiến tỷ lệ thấp nhất 3.9% [41].
Tỷ lệ các biến chứng trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Linh như sau: XHTH 45.39%, bệnh não gan 14.71%, hội chứng gan thận 7.59% và NTDCT 6.17% [39].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Oanh và Nguyễn Thị Vân Hồng trên các bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, biến chứng XHTH chiếm 68%, bệnh não gan: 20.9%, NTDCT: 12.9%, hội chứng gan thận: 4.1% [52].
Tác giả Nguyễn Thị Mai Hương nhận thấy XHTH chiếm 34.3%, NTDCT chiếm 18.6% và hội chứng gan thận chiếm 7.8% các bệnh nhân trong nghiên cứu của mình [5].
Kết quả nghiên cứu của Hồng Trọng Thảng và Trần Thị Bình Minh cho thấy tỷ lệ NTDCT là 28.6%, bệnh não gan: 6.1%, hội chứng gan thận: 7.3% [53].
Nghiên cứu trên 96 bệnh nhân xơ gan tại Ấn Độ năm 2017 của tác giả Rahul thu được kết quả tỷ lệ các biến chứng trên bệnh nhân xơ gan như sau: XHTH chiếm 20.8%; bệnh não gan – 29.16%; NTDCT – 14.6%; hội chứng gan thận – 26% [54].
Có thể thấy tỷ lệ biến chứng trong các nghiên cứu có sự khác biệt. Nhưng biến chứng XHTH là phổ biến nhất trong đa số các nghiên cứu.
4.5.2. Kết quả điều trị.
Trong 98 bệnh nhân xơ gan của chúng tơi, có 18 bệnh nhân (chiếm 18.4%) bệnh nhân tử vong trong khi nằm viện.
Khi tham khảo các nghiên cứu khác, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân xơ gan trong nghiên cứu khác nhau là khác nhau, tùy thuộc vào cách lựa chọn bệnh nhân.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Linh tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân xơ gan khi nằm viện 14.65%. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Vergara là 11.6% [55].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hương trên 102 bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tỷ lệ tử vong trong 7 ngày 10.8% và 30 ngày 24.5% [5].
Tác giả Võ Thị Minh Đức theo dõi các bệnh nhân xơ gan Child C trong vòng 6 tháng nhận thấy tỷ lệ tử vong là 24.5% [41].
Tác giả Uri Kartoun nghiên cứu trên một số lượng 4781 bệnh nhân xơ gan, theo dõi trong 90 ngày, nhận thấy tỷ lệ tử vong là 16.3% [46].
Tỷ lệ tử vong trong 7 ngày đầu nhập viện tại nghiên cứu của Trần Thị Hạnh là 26.9% [56]; Hoàng Trọng Thảng là 4.5% [53].
Theo Vergara, tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân xơ gan có xu hướng giảm đáng kể theo thời gian quan sát [55]. Đây là một thông tin quan trọng cho các bác sĩ lâm sàng để tiếp tục quản lý các biến chứng của xơ gan.
4.5.3. Liên quan giữa tỷ lệ tử vong và biến chứng.
4.5.3.1. Tỷ lệ tử vong của các biến chứng
Tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân có các biến chứng xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan, hội chứng gan thận cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các bệnh nhân không bị các biến chứng này (p<0.001). Đặc biệt ở các bệnh nhân có hội chứng gan thận, tỷ lệ tử vong lên đến 87.5%, trong khi tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân khơng có biến chứng này là 12.2%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0.001. Tuy vậy, chúng tôi chưa nhận thấy sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa nhóm bệnh nhân có và khơng có NTDCT (p>0.05).
Ở các bệnh nhân có ít nhất một biến chứng trở lên có tỷ lệ tử vong là 38.3%, trong khi đó với các bệnh nhân chưa có biến chứng, khơng có bệnh nhân nào tử vong trong thời gian nằm viện. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0.001.
Tác giả Nguyễn Thị Linh khi nghiên cứu trên các bệnh nhân xơ gan cũng đã đưa ra kết luận, tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân có biến chứng bệnh não gan, hội chứng gan thận, NTDCT cao hơn so với các bệnh nhân khơng có các biến chứng này. Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân có hội chứng gan thận là 72.92%, trong khi tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân khơng có hội chứng gan thận là 9.87% (p<0.001) [39].
Maria Carlota và cộng sự cũng khơng tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tử vong ở biến chứng NTDCT (p=0.37) [57].
. Hội chứng gan thận là biến chứng gây tử vong nhiều nhất. Hội chứng gan thận có thể tự phát hoặc sau các yếu tố thức đẩy như nhiễm khuẩn (đặc biệt là NTDCT), chọc tháo dịch ổ bụng lượng lớn mà khơng bù đủ thể tích tuần hồn, dùng NSAIDs và các thuốc độc với thận hoặc sau phẫu thuật lớn [58]. Điều trị hội chứng gan thận rất hạn chế và thường khơng hiệu quả. Vì vậy dự phịng hội chứng gan thận là rất quan trọng trong thực hành lâm sàng. Các yếu tố thúc đẩy như NTDCT, XHTH phải được điều trị tích cục để dự phịng xuất hiện hội chứng gan thận.
4.5.3.2. Liên quan giữa tỷ lệ tử vong và số lượng biến chứng
Chúng tôi thấy rằng tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân có từ 2 biến chứng trở lên cao hơn rõ rệt so với các bệnh nhân chỉ có một biến chứng trên lâm sàng (73.7% và 14.7%, p<0.001). Trong khi đó tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân khơng có biến chứng là 0%.
Các biến chứng như: XHTH, bệnh não gan, hội chứng gan thận… đánh dấu giai đoạn mất bù của xơ gan. Các nghiên cứu đều chỉ ra các biến chứng xơ gan là yếu tố nguy cơ cho tử vong ở bệnh nhân xơ gan.