CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Hồi Sức Tích Cực và khoa Cấp cứu bệnh viện Bạch Mai, khoa Hồi sức Tích cực bệnh viện Lão Khoa Trung ương.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian 36 tháng (từ 7/2015 đến 7/2018).
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Nghiên cứu tuyển bệnh nhân ≥ 16 tuổi bị ARDS mức độ nặng hoặc trung bình theo định nghĩa Berlin năm 2012 về ARDS (xem bảng 1.2) và bệnh nhân hoặc người đại diện pháp lý của bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân bị loại ra khỏi nghiên cứu khi có một trong các vấn đề sau [65]: - Có tràn khí màng phổi.
- Có tràn dịch màng phổi nặng một bên hoặc hai bên. - Có chống chỉ định dùng thuốc an thần, giãn cơ.
- Tổn thương não cấp: xuất huyết não, nhồi máu não, chấn thương sọ não...
- Bệnh nhân có bệnh lý nặng giai đoạn cuối như ung thư di căn, xơ gan, suy thận giai đoạn cuối...
- Đã áp dụng các biện pháp điều trị trước khi được tuyển như NO, ECMO, nằm sấp, thở máy cao tần.
Và các chống chỉ định đặt ống thông thực quản vào thực quản, bao gồm các chống chỉ định sau [25],[34],[47, 48],[151].
- Bệnh nhân có giãn tĩnh mạch thực quản
- Bệnh nhân có chấn thương hoặc phẫu thuật thực quản gần đây - Bệnh nhân loét thực quản
- Bệnh nhân có u thực quản
- Bệnh nhân có viêm túi thừa thực quản - Bệnh nhân có rối loạn đơng máu nặng
- Bệnh nhân có lỗ thơng màng phổi phế quản lớn
2.1.5. Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu
- Người nhà bệnh nhân khơng cịn đồng ý tham gia vào nghiên cứu nữa. - Bệnh nhân không đáp ứng với thuốc an thần, giãn cơ (không thể an thần, giãn cơ cho bệnh nhân).
2.1.6. Tiêu chuẩn và định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu
2.1.6.1. Sepsis và sốc nhiễm trùng
- Sepsis (nhiễm trùng hệ thống): là tình trạng rối loạn chức năng cơ quan đe doạ tính mạng do đáp ứng khơng được điều phối của cơ thể đối với nhiễm trùng. Rối loạn chức năng cơ quan biểu hiện bởi SOFA ≥ 2 hoặc thay đổi ≥ 2, mà thường phối hợp với tỷ lệ tử vong trong bệnh viện lớn hơn 10% [121],[135].
- Sốc nhiễm trùng (sepsis shock): là sepsis có suy tuần hồn, rối loạn tế bào và chuyển hố có nguy cơ tử vong cao hơn sepsis đơn thuần. Bệnh nhân có tụt huyết áp kéo dài cần phải dùng vận mạch để duy trì HATB động mạch ≥ 65 mmHg mặc dù khơng có thiếu dịch và nồng độ lactate huyết thanh ≥ 2 mmol/L. Tỷ lệ tử vong trong bệnh viện lớn hơn 40% [121],[135].
2.1.6.2. Viêm phổi
- Viêm phổi mắc phải cộng đồng là tình trạng nhiễm trùng nhu mơ phổi xảy ra ở cộng đồng, bên ngoài bệnh viện, bao gồm viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi. Đặc điểm chung có hội chứng đơng đặc phổi và bóng mờ đơng đặc phế nang hoặc tổn thương mô kẽ trên phim X quang phổi. Bệnh thường do vi khuẩn, virus, nấm và một số tác nhân khác, nhưng không do trực khuẩn lao.
- Viêm phổi mắc phải bệnh viện: Viêm phổi xảy ra sau 48 giờ nhập viện. - Viêm phổi liên quan đến thở máy: Viêm phổi xảy ra sau khi đặt nội khí quản 48 giờ đến 72 giờ.
2.1.6.3. Chẩn đoán và độ nặng ARDS (xem bảng 2.1)
2.1.6.4. ĐIỂM APACHII, SOFA và RASS (xem phụ lục B, C và D) 2.1.6.5. Phác đồ EPVent2 (xem bảng 1.6)
2.1.6.6. Phác đồ ARDSnet với PEEP thấp (xem bảng 1.3) 2.1.6.7. CCW
CCW = 𝑉𝑡𝑒
𝑑𝑃𝑒𝑠
dPes: chênh áp lực thực quản (delta esophageal pressure) [44].