Tỉ lệ nam giới trong một số nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của thông khí cơ học với mức áp lực đường thở dương cuối thì thở ra tối ưu dựa trên áp lực thực quản ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển (FULL TEXT) (Trang 107 - 109)

Nghiên cứu Tỉ lệ nam (%)

Phạm Văn Đông [7] 68,3 Đỗ Minh Dương [5] 76,2 Dương Đức Mạnh [14] 59 Lê Đức Nhân [15] 56,9 Beitler [31] 54 Chen [51] 78,7 Chiumollo [56] 68 Guérin [78] 74 Loring [100] 60 Talmor [139] 59 Talmor [140] 63 The ALIVE [38] 64 The ARDSnet [143] 55 Chúng tôi 58,8

Cũng theo bảng 3.2 tỉ lệ nam trong nhóm EPVent2 chiếm 50% và nhóm ARDSnet là 67,7%. Tỉ lệ nam giới trong nhóm ARDSnet có vẻ lớn hơn nhóm EPVent2, tuy nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

4.1.3. Đặc điểm về BMI (BMI=thể trọng (kg)/(chiều cao)2 (m2)

Theo bảng 3.1 giá trị BMI trung bình là 21,9 ± 2,4 nằm trong dải BMI bình thường là 20 - 25 theo phân loại tình trạng dinh dưỡng dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI [18]. Khơng có sự khác biệt về BMI trung bình giữa hai nhóm nghiên cứu EPVent2 và ARDSnet (p > 0,05).

Theo biểu đồ 3.2 thì trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp bệnh nhân béo phì, chủ yếu gặp bệnh nhân trong nhóm BMI bình thường (BMI = 20-25) chiếm tỉ lệ là 79,1% và nhóm bệnh nhân suy dinh dưỡng (có BMI < 18) chỉ gặp 3,0%. Khơng có sự khác biệt nhiều trong các nhóm BMI giữa hai nhóm nghiên cứu. Như vậy, đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tơi có tình trạng dinh dưỡng bình thường tại thời điểm được đưa vào nghiên cứu.

BMI của các bệnh nhân trong nghiên cứu của Chen [51], Chiumello [56]; Guérin [78] và Talmor [140] lần lượt là 29 ± 7; 26,8 ± 5,2; 26 và 31 ± 10 kg/m2. Có vẻ các bệnh nhân ARDS của Chen, Chiumello và Talmor béo hơn các bệnh nhân của chúng tôi.

Trong nghiên cứu của Chiumello và cộng sự [54] khơng có sự khác biệt về độ chui giãn (elastance) thành ngực và khả năng huy động phổi giữa bệnh nhân béo phì, thừa cân và cân nặng bình thường bị ARDS.

4.1.4. Đặc điểm bệnh mạn tính

Theo bảng 3.3 Tăng huyết áp là bệnh mạn tính chiếm tỉ lệ cao nhất là 33,8% trong tổng chung (ở nhóm EPVent2 là 35,3%; nhóm ARDSnet là 32,4%), kế tiếp đến là bệnh lí đái tháo đường tuýp 2 (tỉ lệ chung là 29,4%; nhóm EPVent2 là 35,3%; nhóm ARDSnet là 23,5%), sự khác biệt giữa hai nhóm EPVent2 và ARDSnet khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Theo biểu đồ 3.3 đa số các bệnh nhân là mắc từ 1 bệnh nền trở lên. Số bệnh nhân không mắc bệnh nền nào chiếm tỉ lệ thấp: tỉ lệ chung là 26,5% (nhóm EPVent2 là 20,6%; nhóm ARDSnet là 32,4%). Số bệnh nhân mắc từ 1 - 3 bệnh nền trên cùng 1 bệnh nhân chiếm tỉ lệ cao 67,6%.

So với nghiên cứu của Lê Đức Nhân [15] thì bệnh nhân của chúng tơi mắc nhiều bệnh lý nền hơn (tiền sử bệnh tật chung trong nghiên cứu của Lê Đức Nhân chỉ là 33,9% trong đó nghiện rượu 10,8%, đái tháo đường 7,7%, suy giảm miễn dịch 7,7%, động kinh 3,1% và các bệnh lý khác [sỏi mật, tăng huyết áp, hội chứng thận hư] là 7,7%). Nhiều bệnh lý nền gắn với tiên lượng chung của bệnh nhân kém hơn.

4.1.5. Yếu tố nguy cơ dẫn đến ARDS

Theo bảng 3.4 thì trong nghiên cứu này ARDS có nguyên nhân tại phổi chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối, tỉ lệ trong nhóm chung là 95,5%; của nhóm EPVent2 là 33/34 (97,1%); nhóm ARDSnet là 32/34 (94,1%). Tỉ lệ này cao hơn nhiều khi so sánh với các nghiên cứu khác (xem bảng 4.3). Trong nghiên cứu của Đỗ Minh Dương [5] tỉ lệ ARDS có nguyên nhân tại phổi chiếm 90,5% tỉ lệ này gần bằng trong nghiên cứu của chúng tôi. Như vậy, nguyên nhân gây ARDS của những bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi khá đồng nhất. Điều này có thể được lý giải là vì bệnh nhân già trên 60 tuổi chiếm chủ yếu trong nghiên cứu của chúng tôi mà bệnh lý truyền nhiễm hay mắc trong nhóm này là viêm phổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của thông khí cơ học với mức áp lực đường thở dương cuối thì thở ra tối ưu dựa trên áp lực thực quản ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển (FULL TEXT) (Trang 107 - 109)