Nghiên cứu Thời gian Cỡ mẫu SJS (%) TEN (%) Chung (%) Vichit Leenutaphong [112] 1993 78 5,0 40,0 14,1 Yeung [114] 2005 16 12,5
Sook Jung Yun [116] 2008 33 12,1
Chi-Chih Hung [106] 2009 96 10,0
Rajaratnam [117] 2010 21 36,8
David A. Wetter [111] 2010 27 3,4
Peggy Sekula [105] 2013 460 15,0
Min-Suk Yang [104] 2013 41 9,8
Nguyễn Văn Đoàn [1] 1996 57 4,3 9,1 5,3
Của chúng tôi 2014 60 5,8 37,5 10,0
p 0,989 0,956 0,879
Kết quả ở bảng trên cho thấy, tỷ lệ tử vong chung của các bệnh nhân SJS/TEN trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tác giả nước ngoài
(p > 0,05). Dựa vào chỉ số SCORTEN, xác suất gây tử vong ước tính trong
nghiên cứu của chúng tôi theo công thức xác suất Hosmer-Lemeshow (bảng 1.2) là 5,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong thực tế có giá trị gần gấp đơi tỷ lệ tử vong ước tính (ước tính/thực tế = 5,5%/10,0%). Kết quả này ngược hồn toàn
so với tác giả Phùng Thị Phương Tú có tỷ lệ tử vong ước tính/thực tế = 11,75%/7,5% [101].
Tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân SJS/TEN trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của Nguyễn Văn Đoàn. Điều này có thể được giải thích là do nghiên cứu tác giả được thực hiện cách đây gần 20 năm, thời điểm đó dị ứng thuốc còn là vấn đề mới mẻ của thế giới cũng như ở Việt Nam. Đất nước ta sau gần 2 thập kỷđổi mới đã có sựphát triển vượt bậc trên tất cảcác lĩnh vực,
trong đó có ngành y dược. Trong những năm gần đây, tỷ lệ dị ứng thuốc ở nước ta cũng như một số nước khác trên thế giới đang có xu hướng gia tăng rõ do tình trạng ơ nhiễm mơi trường sống, việc sử dụng thuốc bừa bãi và sự ra
đời của nhiều nhóm thuốc mới. Mặt khác, nhận thức chưa đầy đủ của người
dân về việc sử dụng thuốc an toàn đã làm cho dị ứng thuốc ngày càng trở thành vấn đề cần được xã hội quan tâm.
4.2.3.2. Nguyên nhân gây tử vong
Trong 60 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tơi có 6 bệnh nhân đã tử
Nguyên nhân tử vong được xác định do suy thận cấp là 4/6 bệnh nhân và sốc nhiễm khuẩn là 2/6 bệnh nhân (bảng 3.21).