Chương 3 : KẾT QUẢ
3.1. Kết quả nghiên cứu cộng đồng
3.1.4. Tỷ lệ và phân bố nhạy cảm ngà trên các răng
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ nhạy cảm ngà ở răng hàm trên và hàm dưới
chỉ nhạy cảm với cọ xát
chỉ nhạy cảm với thổi hơi
nhạy cảm với cọ xát và thổi hơi
Nhận xét: Tỷ lệ răng chỉ nhạy cảm với một trong hai loại kích thích và răng nhạy cảm với cả hailoại kích thích được sử dụng trong nghiên cứu:
Răng nhạy cảm với cả hai loại kích thích chiếm tỷ lệ cao nhất; tỷ lệ răng chỉ nhạy cảm với kích thích thổi hơi thấp hơn và răng chỉ nhạy cảm với kích thích cọ xát chiếm tỷ lệ rất thấp.
Tỷ lệ nhạy cảm ngà ở hàm dưới cao hơn hàm trên, bên trái cao hơn bên phải. Tỷ lệ này thay đổi từ 10% tới 61%, khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ nhạy cảm ngà giữa các răng. Xét theo nhóm răng, tỷ lệ nhạy cảm ngà cao nhất ở vùng răng hàm nhỏ và răng hàm lớn thứ nhất ở hàm dưới và hàm trên (32% - 61%), thấp nhất ở vùng răng cửa và răng hàm lớn thứ hai hàm trên (10% - 12%).
Biểu đồ 3.4. Số răng nhạy cảm ngà trung bình ở các nhóm tuổi (Anova)
Nhận xét:
Sử dụng phép kiểm Anova, kết quả ghi nhận có khác biệt có ý nghĩa về số răng nhạy cảm ngà trung bình ở các nhóm tuổi, ở nội thành (p=0,0000), ở ngoại thành (p=0,0003), và trên tồn bộ mẫu nghiên cứu (p=0,0000). Trong đó, số răng nhạy cảm ngà ở nhóm tuổi 18-29 là 5,7 ± 5,7 răng, tăng dần theo tuổi, ở nhóm từ 50 tuổi trở lên, số răng nhạy cảm ngà là 10,1 ± 5,6 răng, p<0,001.
Khi xét trên tồn bộ mẫu nghiên cứu, tỷ lệ người có 1-7 răng nhạy cảm là 37,6%, có 8-14 răng nhạy cảm là 49,7%, chỉ có 12,7% có trên 14 răng nhạy cảm. Tuổi và số răng bị nhạy cảm ngà có mối tương quan trung bình với nhau (r=0,3). Tuổi càng cao thì số răng bị nhạy cảm ngà cũng tăng (p=0,000) theo phương trình hồi quy tuyến tính: Số răng bị nhạy cảm ngà = 2,85 + 0,13 x tuổi.