Mức độ các hình thức chuẩn bị nghề của học sinh

Một phần của tài liệu Xu hướng chọn nghề của học sinh trung học phổ thông tỉnh Tây Ninh. (Trang 46 - 47)

STT Các hình thức chuẩn bị nghề ĐTB Mức độ

1 Học chuyên sâu về nghề đã chọn 2.15 1

2 Tích cực học tập để thi đỗ vào trường đã chọn 2.11 2

3 Rèn luyện những phẩm chất đạo đức cần thiết để thực hành nghề

1.27 4

4 Đọc sách báo có liên quan đến nghề đã chọn 1.31 3

5 Đến những cơ sở thực hành 1.17 6

6 Hình thức chuẩn bị khác…………. 1.29 5

(Nguồn: Theo điều tra của tác giả)

Xét chung tồn mẫu, HS chưa tích cực trong việc chuẩn bị nghề cho tương lai, tuy nhiên chỉ có một số hình thức như học chuyên sâu về nghề đã chọn và tích cực học tập để thi đỗ vào trường đã chọn; cịn các hình thức khác như rèn luyện những phẩm chất đạo đức cần thiết để thực hành nghề, đọc sách báo có liên quan đến nghề đã chọn và đến những cơ sở thực hành chưa được HS chú ý đến. Trong đó, hình thức được các em thực hiện cao nhất là học chuyên sâu về nghề đã chọn (ĐTB= 2.15); thứ 2 là tích cực học tập để thi đỗ vào trường đã chọn (ĐTB= 2.11).

Tìm hiểu những thơng tin có liên quan đến nghề đã chọn và việc rèn luyện những phẩm chất đạo đức để thực hành nghề khơng được HS chú ý nhiều. Qua trị chuyện có nhiều HS trả lời rằng những phẩm chất cơ bản thì các em đã có rồi cịn những phẩm chất đặc thù thì khi bắt đầu học tập trong mơi trường liên quan đến nghề nghiệp đã chọn thì HS mới rèn luyện; cịn nhiệm vụ quan trọng bây giờ là tích cực học tập và học chuyên sâu về nghề đã chọn. Đây là một thực trạng rất phổ biến ở HS hiện nay, các em hầu như chỉ quan tâm đến việc thi đỗ hay khơng vào trường mình đã chọn mà khơng biết rằng đối với một nghề nghiệp nào đó bên cạnh yếu tố năng lực thì việc rèn luyện những phẩm chất đạo đức cũng rất quan trọng.

Tìm hiểu những thơng tin có liên quan đến nghề đã chọn thơng qua sách, báo, internet và đến các cơ sở thực hành không được HS chú ý đến. Ngày nay sách và báo chí, internet nói về các ngành nghề trong xã hội rất nhiều, đặc biệt là internet; nhưng phần lớn HS khơng dành thời gian rảnh rỗi của mình để đọc sách mà các em chủ yếu sử dụng internet để online và giải trí. Rất ít HS sử dụng internet để tìm hiểu ngành nghề tương lai và thu thập thông tin cho việc học. Việc HS tìmđến các cơ sở thực hành để tìm hiểu thơng tin về nghề đã chọn hầu như không được các em chú ý đến. Qua trị chuyện với một số HS thì được các em trả lời rằng: “Em khơng nghĩ đến điều đó”. Đây là thực trạng khá phổ biến. Mặc dầu ở khu vực các em sinh sống và học tập có rất nhiều cơ sở sản xuất, các em có điều kiện để tiếp xúc với một số ngành nghề trong xã hội nhưng HS đã bỏ qua một cơ hội tốt để giúp bản thân mình trải nghiệm nghề nghiệp trong tương lai. Đây là một thực trạng mà công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường phải chú ý đến khi giáo dục hướng nghiệp cho HS.

Tóm lại, qua tìm hiểu mức độ của các hình thức chuẩn bị nghề của HS, chúng tơi thấy rằng chỉ có một bộ phận HS khá, giỏi tích cực trong việc chuẩn bị nghề; cịn phần lớn HS chưa tích cực trong việc tìm hiểu nghề, do đó những thơng tin HS thu được chưa thật đầy đủ và chính xác. Nhà trường khi làm công tác hướng nghiệp cần phải trang bị cho HS những thơng tin chính xác và đầy đủ về các nghề trong xã hội, đồng thời cần hướng dẫn, khuyến khích HS tích cực thu thơng tin từ nhiều kênh khác nhau để việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân được đúng đắn hơn.

Từ thực trạng xu hướng chọn nghề của HS được thể hiện qua ba mặt: Nhận thức, thái độ và hành động; chúng tôi thấy: Học sinh THPT Tây Ninh đã nhận thức về nghề phù hợp như nhận thức về việc chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai, về tầm quan trọng của các nghề trong xã hội, nhưng nhận thức về các thuộc tính của nghề cịn ở mức thấp, các em mới chỉ hiểu biết mang tính cảm tính, phiến diện về nghề mà mình đã lựa chọn. Thái độ đối với nghề của HS thể hiện khá rõ như thái độ lo lắng cho việc lựa chọn nghề nghiệp, nguyện vọng nghề nghiệp và hứng thú nghề nghiệp nhưng HS chưa xác định được tầm quan trọng của hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường, các em cịn tham gia một cách hình thức. Học sinh THPT đã thể hiện hành động chọn nghề ở mức khá cao như dự định chọn nghề, mức độ tham gia các giờ sinh hoạt hướng nghiệp. Tuy nhiên HS chưa tích cực trong việc chuẩn bị nghề cho tương lai.

Tóm lại từ thực trạng xu hướng chọn nghề của HS lớp 12 tỉnh Tây Ninh chúng tôi nhận thấy: Giữa ba mặt nhận thức, thái độ và hành động trong xu hướng chọn nghề của HS đã thể hiện khá phù hợp; HS có nhận thức đúng đắn đối với nghề, các em có thái độ tích cực đối với nghề nghiệp tương lai và có hành động phù hợp đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của mình.

3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn nghề của học sinh trung học phổ thơng tỉnh Tây Ninh

Việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn nghề của HS THPT có vai trị rất quan trọng. Một mặt nó cho ta biết các em bị tác động bởi cái gì, thêm vào đó, đây sẽ là thơng tin hữu ích cho q trình lựa chọn nghề nghiệp của HS. Kết quả thu được thể hiện trong bảng sau như sau:

Một phần của tài liệu Xu hướng chọn nghề của học sinh trung học phổ thông tỉnh Tây Ninh. (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w