Chƣơng 1 : TỔNG QUAN
1.4. Đáp ứng buồng trứng
1.4.2. Đáp ứng buồng trứng kém
Đáp ứng kém với KTBT thƣờng xảy ra ở những phụ nữ lớn tuổi, nồng độ FSH ngày 3 cao và số nang thứ cấp ít, những ngƣời có phẫu thuật bóc u buồng trứng làm giảm thể tích mơ lành của buồng trứng, những ngƣời dính tiểu khung nặng hoặc bị lạc nội mạc tử cung nặng [35], [36].
Theo các báo cáo trên thế giới, tỷ lệ đáp ứng kém trong TTTON xảy ra vào khoảng 9-24% [37], [38]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Vƣơng Thị Ngọc
Lan và cs tại bệnh viện Phụ sản Từ Dũ năm 2002 xác định tỷ lệ đáp ứng kém với KTBT là 22% [39]. Cũng của tác giả này nghiên cứu tại bệnh viện An Sinh năm 2015 tỉ lệ đáp ứng kém là 14,31% [40]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hợi và cs thực hiện tại bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng năm 2009, tỷ lệ đáp ứng
kém ở nhóm bệnh nhân dùng phác đồ dài là 22,1% [41].
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Các tiêu chuẩn chẩn đoán đáp ứng buồng trứng kém đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu rất khác nhau, dẫn đến sự khó khăn trong việc so sánh kết quả các phác đồ điều trị nhằm cải thiện tình trạng này.
Gần đây, các chuyên gia trong lĩnh vực này đã họp lại bologna, 2011 và đƣa ra đồng thuận về chẩn đoán đáp ứng buồng trứng kém dựa trên các xét nghiệm khảo sát dự trữ buồng trứng và các yếu tố tiên lƣợng đáp ứng buồng trứng [42]. Chẩn đoán đáp ứng kém với KTBT đƣợc xác nhận khi có 2 trong 3 tiêu chuẩn sau.
Tuổi ngƣời phụ nữ lớn (≥ 40 tuổi) hay có bất kỳnguy cơ nào khác có đáp ứng kém.
Tiền sử có đáp ứng kém (≤ 3 noãn với phác đồ KTBT cổđiển).
Bất thƣờng xét nghiệm khảo sát dự trữ buồng trứng (AFC < 5 – 7 hay AMH < 0,5 – 1,1 ng/ml).
Ngồi ra, tiền sử có 2 lần đáp ứng ≤ 3 noãn với phác đồ KTBT cổđiển
cũng đƣợc chẩn đoán làm đáp ứng kém dù khơng có tiêu chuẩn về
tuổi hay bất thƣờng xét nghiệm dự trữ buồng trứng. Bệnh nhân trên 40 tuổi, có bất thƣờng xét nghiệm dự trữ buồng trứng nhƣng chƣa KTBT đƣợc gọi là có khảnăng đáp ứng kém.
Phân loại đáp ứng buồng trứng kém [43]
Bệnh nhân có đáp ứng buồng trứng kém thƣờng ở một trong ba nhóm sau:
- Bệnh nhân có tiền sử buồng trứng đáp ứng kém trong TTTON mà nồng độ FSH cơ bản trong giới hạn bình thƣờng.
- Bệnh nhân trẻ tuổi nhƣng có nồng độ FSH cao cơ bản kéo dài.
- Bệnh nhân lớn tuổi và có nội tiết bất thƣờng.
Trong ba nhóm trên chỉ có 2 nhóm đầu khi thay đổi phác đồ điều trị mới có khả năng cải thiện tỷ lệ thành cơng. Với nhóm thứ 3 thì phƣơng án điều trị hiệu quả nhấtcho những trƣờng hợp này là kỹ thuật TTTON xin noãn [43], [44].