Chương 1 TỔNG QUAN
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.3.2. Các nghiên cứu về giá trị của CHTBKN so với các phương pháp
mẫu khác
So với các phương pháp lấy mẫu khác, việc sử dụng sinh thiết lõi kim được đánh giá có giá trị khơng kém, đặc biệt trong những năm gần đây có vẻ là một phong trào hướng tới việc sử dụng các sinh thiết lõi kim thay thế chọc hút tế bào bằng kim nhỏ để phát hiện UTV. Xu hướng này là do một phần bởi ý tưởng rằng sinh thiết lõi kim có thể cung cấp một chẩn đoán cụ thể hơn, chắc chắn hơn cũng như niềm tin rằng việc đánh giá các yếu tố tiên lượng/dự đốn là khơng thể hoặc khơng đáng tin cậy trên các mẫu tế bào học. Rosa M và các cộng sự (2012) đã tiến hành phân tích 408 mẫu phẫu thuật và so sánh với kết quả tế bào học. Có 19 âm tính giả, khơng có kết quả dương tính giả.
Phần lớn các kết quả âm tính giả là do lỗi lấy mẫu. Các tác giả khẳng định CHTBKN là một phương pháp đáng tin cậy cho việc đánh giá ban đầu và chẩn đoán khối u sờ thấy trong vú. Ngồi ra, nó cũng có khả năng cung cấp thơng tin cần thiết để tiên lượng, dự đốn, đặc biệt cho bệnh nhân có thể phải trải qua liệu pháp bổ trợ [67].
Nghiên cứu của Westenend và cs (2001) cũng cho thấy sinh thiết kim nòng và CHTBKN trong chẩn đoán bệnh tuyến vú cho độ nhạy như nhau (88% so với 92%), giá trị tiên đốn dương tính như nhau (99% so với 100%) và tỉ lệ không đạt yêu cầu như nhau (7% và 7%). Tuy nhiên sự khác biệt về thống kê được tìm thấy ở độ đặc hiệu (sinh thiết kim nòng 90% và CHTBKN 82%) [68].
Kocjan G (2008) nhằm mục đích tiếp tục làm nổi bật vai trị CHTBKN trong chẩn đốn tổn thương vú, so sánh với sinh thiết lõi. Kết quả là CHTBKN và sinh thiết lõi có thể bổ sung cho nhau và cung cấp một phương pháp có độ chính xác cao, nhanh chóng và hiệu quả chi phí trong việc phân loại bệnh nhân. CHTBKN có một lợi thế là một phương pháp trước mắt và tuyệt vời để kiểm tra tại chỗ và chẩn đốn tại các phịng khám ngoại trú vú. Kocjan G nhận định rằng tương lai của CHTBKN trong chẩn đoán tổn thương vú là tươi sáng [69].
Moschetta M và cs (2014) tiến hành so sánh độ chính xác chẩn đốn của chọc hút tế bào kim nhỏ và sinh thiết lõi kim ở 400 bệnh nhân có tổn thương vú. Kết có 174 tổn thương ác tính và 226 tổn thương lành tính. Độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác chẩn đốn, giá trị chẩn đoán dương và giá trị dự đốn âm tính của CHTBKN là 97%, 96%, 97% và 96%, tương ứng các giá trị của sinh thiết lõi là 97%, 96%, 97% và 96%. Tác giả kết luận CHTBKN và sinh thiết lõi cung cấp các giá trị chẩn đốn chính xác tương tự nhau [70].
Theo Mitra Suvradeep và Dey Pranab (2016), CHTBKN và sinh thiết lõi kim đều có những ưu điểm và hạn chế. CHTBKN được thực hiện nhanh chóng với chi phí thấp mang lại lợi ích cho bệnh nhân, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ngồi ra, CHTBKN có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đốn và tính thỏa đáng thường tương đương, đôi khi vượt trội hơn [71].