Chương 1 TỔNG QUAN
1.4. Tiêu chuẩn hướng dẫn chẩn đoán tế bào học tuyến vú
1.4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán tế bào học bệnh tuyến vú theo Syed Z. Ali và Anil V. Parwani [21]: Anil V. Parwani [21]:
- Tế bào học của tuyến vú bình thường.
- Mật độ tế bào thường thưa thớt.
- Ln có các đám tế bào biểu mô tuyến gắn kết với nhau (có thể tạo thành thùy).
- Nhân trịn, đồng dạng, khơng dày đặc, ít chồng chéo lên nhau. - Chất nhiễm sắc rõ, hạt nhân nhỏ không rõ.
- Kèm theo các tế bào mô xơ, mỡ.
Đối với các bệnh lành tính của tuyến vú, ngoài các đặc điểm trên, tùy thuộc vào từng bệnh mà có các đặc điểm kèm theo về tế bào, chất nền...
- Tiêu chuẩn chẩn đoán tế bào học cho ung thư vú.
Các đặc điểm cần phân tích để chẩn đốn xác định sự ác tính:
+ Tế bào: Các tế bào đứng rời rạc hoặc kết hợp với nhau, dựa vào thang
điểm SBR để đánh giá:
- Tế bào to nhỏ không đều, đặc biệt nhân to nhỏ không đều: +++ - Kích thước nhân lớn (gấp hơn 2 lần kích thước hồng cầu): +++
- Hình thái nhân bất thường, nhân quái - Chất nhiễm sắc thô, đậm màu
- Hạt nhân nổi rõ, nhiều nhân chia
- Sự tồn tại hay khơng hình thái chế tiết trong bào tương tế bào u: tế bào hình trụ, nhân bị đẩy lệch, các không bào, các hạt.
Việc chẩn đốn tổn thương ác tính khơng chỉ dựa vào một đặc điểm nào riêng lẻ mà nên tập hợp nhiều đặc điểm trên, càng nhiều thì độ chính xác càng cao. Nếu chỉ có một đặc điểm thì nên chẩn đốn là tổn thương nghi ngờ ác tính.
+ Sự sắp xếp tế bào: Gồm các đám tế bào ít liên kết chặt chẽ với nhau,
giới hạn khơng rõ có hình thái “mảnh vải rách tả tơi”, đặc biệt xếp thành nhiều hàng tạo hình dạng khối, khơng phụ thuộc vào cách dàn. Đối với các u lành thì đám tế bào này phẳng một lớp tế bào và có giới hạn rõ nét.
+ Chất nền: Rất gợi ý, nền "bẩn" chứa xác các tế bào bị hoại tử và các tế
bào viêm.
Tiêu chuẩn chẩn đoán tế bào học của UTV theo các tác giả Syed Z. Ali và Anil V. Parwani [21] gồm các đặc điểm chung sau:
+ Đặc điểm cấu trúc (đánh giá tốt nhất ở độ phóng đại 25, 40 lần). + Hình thái tế bào (đánh giá tốt nhất ở độ phóng đại 100, 400 lần). + Đặc điểm chung
- Mật độ tế bào cao
- Tế bào có kích thước lớn - Tỉ lệ nhân/bào tương cao - Nhân tăng sắc
- Hạt nhân lớn (thường ít quan sát thấy) lệch tâm
- Giảm sự kết dính tế bào, tăng các tế bào biểu mơ riêng lẻ - Hình ảnh phân chia tế bào hoặc phá vỡ màng nhân tế bào - Tế bào dày đặc/chồng chất
- Khơng có tế bào cơ biểu mơ - Hoại tử
+ Đặc điểm riêng biệt
- Kích thước tế bào nhỏ với bào tương sáng hoặc có khơng bào (ung thư tiểu thùy)
- Tế bào có nhân trần đa hình với hạt nhân lớn (ung thư thể tủy)
- Chất nhầy phong phú và các đám mao mạch phát triển (ung thư biểu mô nhầy)
- Ống tuyến giãn rộng, mở trên một mô nền sợi (ung thư biểu mô dạng ống)
1.4.2. Phân loại tế bào học bệnh tuyến vú theo “Hệ thống phân tầng”
Được xác nhận bởi Chương trình Kiểm tra vú Quốc gia của Vương quốc Anh (NHSBSP) [72], Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI) [73] và Bệnh viện Đại học Hoàng gia Úc (RCPA) [74] (chi tiết được trình bày trong phần
phương pháp nghiên cứu).
Phân loại tế bào học này được sử dụng để phân tầng tổn thương tế bào học tuyến vú do dễ dàng áp dụng, dễ tái lặp chẩn đoán, độ tin cậy cao nên được nhiều nước có nền Y học hiện đại sử dụng (Vương quốc Anh, Mỹ và Úc...).